Tìm hiểu về Vải không dệt và dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế

Tìm hiểu về Vải không dệt và dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế

Có rất nhiều loại vải được dùng để sản xuất khẩu trang nhưng trong dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế thì nhà sản xuất thường dùng loại vải không dệt. Ngoài ra vải không dệt cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất khẩu trang trên các dây chuyền tự động hóa. Vậy vải không dệt là gì? và thế nào là dây chuyền sản xuất khẩu trang? Hãy cùng CDEXIM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vải không dệt là gì?

Nhãn

Vải không dệt (Non – woven fabric) là loại vải được đặt tên dựa vào quy trình sản xuất đặc biệt của chúng. Loại vải này không được tạo bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường mà lại được tổng hợp từ các hạt Polypropylene (nhựa tổng hợp).

Các hạt này sẽ được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao và được kéo thành sợi. Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ cho thêm một số thành phần khác để phù hợp với sản phẩm. Những sợi tổng hợp này sau đó được đem đi đục màng, sử dụng thêm dung môi hóa chất hoặc các máy cơ khí nhiệt học để liên kết chúng lại với nhau tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.

Định lượng GSM là gì?

Vải không dệt được sử dụng nhiều để sản xuất khẩu trang y tế
Vải không dệt được sử dụng nhiều để sản xuất khẩu trang y tế

Khi xác định mật độ khối lượng theo diện tích của một vật liệu mỏng, người ta dùng đến khái niệm định lượng. Nó được định nghĩa bằng khối lượng của tấm vật liệu đó với một đơn vị diện tích chuẩn. Nó được đo bằng thương số giữa khối lượng vật liệu trên một đơn vị diện tích.

Định lượng GSM là một thuật ngữ,  viết tắt của cụm từ “Grams per Square Meter” có nghĩa là số gram trên mỗi mét vuông vật liệu. Hay nói cách khác GSM là đơn vị của định lượng, được tính bằng thương số giữa khối lượng 1 tấm vật liệu chia cho diện tích tấm vật liệu đó (g/m2). 

Đây là một trong những tiêu chí chuẩn để đánh giá chất lượng hoặc phân loại các loại vải không dệt. nói riêng và các loại nguyên liệu khác nói chung

Nguồn gốc của vải không dệt

Nguồn gốc của vải không dệt

Theo một vài tài liệu, loại vải không dệt được tạo ra một cách vô tình bởi những người khách lữ hành đi qua sa mạc. Vì sợ đau bàn chân nên họ đã đặt một búi len lên dép để giảm bớt sự đau đớn. Sau đó, các sợi được đan lại, cài vào với nhau tạo thành 1 cấu trúc vải do áp lực từ bàn chân khi di chuyển, độ ẩm và nhiệt độ cao trong không khí.

Vào thế kỉ XIX, nước Anh lúc đấy là quốc gia đứng đầu trong sản xuất hàng dệt may. Trong quá trình dệt may, 1 lượng lớn chất xơ đã bị lãng phí trong khi cắt. Việc này được phát hiện bởi kỹ sư dệt may Garnett. Từ đó, ông đã chế tạo ra một thiết bị đặc biệt dùng để cắt xơ bị thừa thành sợi, và dùng nó để làm ruột gối. Một thời gian sau, Garnett tìm hiểu và cải tiến chúng bằng cách kết dính chúng lại với nhau bằng keo dán.

Phân loại vải không dệt

  • Vải không dệt S là gì?

Vải không dệt S - "Spunbond Nonwovens", là một loại vải không dệt đ​ư​ợ​c tạ​o ra từ​ nguyên​ liệ​u chính PP ​có​ khả​ nă​ng phâ​n rã​ trong thời​ gian ngắ​n và thân thiện​ với môi​ trường.

  • Vải không dệt SS là gì?

Vải không dệt SS - "Spunbond + Spundond Nonwovens", là​ vải​ khô​ng dệ​t đ​ư​ợ​c nâ​ng cấ​p thêm bằng cách kết hợp 2 lớp​ vải​ khô​ng dệ​t S, có​ khả​ nă​ng chịu​ lự​c kéo​ tốt​ hơ​n và​ đ​ộ​ phân​ bố​ vải​ đ​ều​ hơ​n vải S.

  • Vải không dệt SMS là gì? 

Vải không dệt SMS - "Spunbond + Meltblown + Spunbond Nonwovens", đó là một loại vải không dệt kết hợp được kết hợp từ hai lớp spunbond bên ngooài với một lớp không dệt bên trong meltblown.

  • Vải không dệt SMMS là gì?

Vải không dệt SMS - "Spunbond Nonwovens + Meltblown Nonwovens + Meltblown Nonwovens + Spunbond Nonwovens", đó là một loại vải không dệt kết hợp được kết hợp từ hai lớp spunbond bên ngooài với hai  lớp không dệt bên trong meltblown

Ứng dụng của vải không dệt

Ứng dụng của vải không dệt

Vượt xa với những định kiến ban đầu, vải không dệt được chế tạo ra đã mở ra một hướng đi mới cho ngành công nghiệp trên toàn thế giới.

Vải không dệt với tuổi thọ tương đối dài, có thể sử dụng một lần hay nhiều lần. Đồng thời, vải không dệt còn có khả năng tự phân hủy trong môi trường độ ẩm cao hoặc dưới ánh nắng trực tiếp trong một khoảng thời gian, thân thiện với môi trường hơn rất nhiều so với túi nilon hay các loại sản phẩm nhựa hiện tại.

Vải không dệt có những công dụng đặc biệt như: khả năng thấm hút, ngăn ngừa chất lỏng, độ đàn hồi, độ co giãn cao. Ngoài ra, độ mềm dẻo, sức căng hay khả năng chống cháy, có thể giặt được, ứng dụng cao trong công nghệ làm bọc lót đệm, công nghệ lọc, chống kháng và ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn,.. cũng là một điểm mạnh của vải không dệt.

Với những đặc tính như vậy, vải không dệt được sử dụng trong những ngành chuyên dụng, đồng thời đạt được hiệu quả tốt về tuổi thọ sản phẩm và chi phí sản xuất.

Vải không dệt có vẻ bề ngoài và kết cấu không khác gì vải dệt bình thường.

Các sản phẩm được làm từ vải không dệt phổ biến hiện nay rất đa dạng: Khẩu trang y tế, các sản phẩm dùng trong ngành y tế, túi đựng bằng vải không dệt,…

 


 

NHỮNG BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MỘT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT KHẨU TRANG Y TẾ ?

Hãy cùng CDEXIM điểm qua những bộ phận không thể thiếu trong một dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế cơ bản.

1. BỘ TRỤC cấp nguyên liệu làm khẩu trang y tế

Những bộ phận chính của một dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế 
Những bộ phận chính của một dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế 

Đầu tiên, với những trục quay lớn trên dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế sẽ được lắp lên các lớp vải không dệt, vải kháng khuẩn,.. sau đó, các cuộn vải này sẽ đi qua một máy làm khẩu trang (máy tạo phôi khẩu trang), mà ở bộ phận này sẽ giúp tạo ra những nếp gấp trên mặt khẩu trang y tế, mục đích của những nếp gấp này có tác dụng là thu gọn kích thước khẩu trang nếu ở dạng phẳng và có thể kéo khẩu trang dài ngắn tùy ý để điều chỉnh theo từng kích thước khuôn mặt.

>>> Tham khảo thêm: Nguyên liệu làm khẩu trang

2. MÁY TẠO PHÔI làm thân khẩu trang y tế

MÁY TẠO PHÔI làm thân khẩu trang y tế

Tiếp theo công đoạn này sẽ có một máy khâu hay dập sẽ luồn thêm một dây nẹp mũi làm khẩu trang vào một đầu của khẩu trang theo chiều ngang, loại dây nẹp mũi này có tác dụng giữ cho mép khẩu trang luôn sát phần sống mũi, để ngăn không cho các dịch tiết từ miệng hay mũi bắn ra ngoài khi hắt hơi hay ho mạnh cũng như phần nẹp mũi của khẩu trang này sẽ đảm bảo khói bụi, vi khuẩn sẽ không theo chỗ hở ở mũi có thể vào miệng mũi của chúng ta.

Khi chiếc khẩu trang đã được tạo nếp, được gắn nẹp mũi hoàn chỉnh thì phần tiếp theo sẽ được đẩy qua một máy cắt, chiếc máy cắt này có thể cắt chính xác kích thước dài ngắn theo những gì chúng ta đã cài đặt sẵn.

>>> Tham khảo thêm: Các loại Dây chuyền sản xuất khẩu trang

3. MÁY HÀN QUAI tạo quai đeo cho khẩu trang y tế

MÁY HÀN QUAI tạo quai đeo cho khẩu trang y tế

Tại công đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ được thấy một loại máy trong dây chuyền sản xuất khẩu trang đó chính là máy làm tai đeo khẩu trang. Loại máy này sẽ giúp bo kín viền của khẩu trang và thêm dây đeo vào. Dây đeo khẩu trang y tế thường sẽ được sử dụng bằng thun hoặc vải không dệt để chúng có thể co giãn, điều chỉnh phù hợp với từng kích thước khuôn mặt lớn nhỏ.

4. BĂNG CHUYỀN di chuyển khẩu trang y tế thành phẩm

Cuối cùng trong dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế, tại cuối các đường băng chuyền sẽ là những chiếc khẩu trang y tế đạt chuẩn hoàn chỉnh, các công nhân sẽ xếp số lượng khẩu trang đã quy định trước vào các túi ni lông và sắo vào từng hộp giấy (từ 30 – 50 cái/hộp)

5. Ba cách phân biệt khẩu trang y tế chất lượng?

Với nhu cầu ngày càng tăng, việc biết cách lựa chọn khẩu trang y tế nào là đúng chất lượng là điều vô cùng cần thiết, CDEXIM xin chia sẽ 03 cách để nhận biết khẩu trang y tế chất lượng:

  1. Thứ nhất khẩu trang y tế được gọi là chất lượng phải có ít nhất ba lớp trở lên, ngay sống mũi có thanh nhựa hoặc kim loại để giúp che kín mũi, dây đeo khẩu trang phải chắc chắn, không dễ dứt, thiết kế có thể che phủ diện tích từ mũi đến cằm và ôm sắt khuôn mặt.
  2. Thứ hai, nhúng khẩu trang vào nước. Vì theo tiêu chuẩn TCVN 8389 - 1:2010, những loại khẩu trang y tế đạt chất lượng tốt, chất lượng đạt chuẩn để ra phải là những loại khẩu trang có khả năng chống thấm nước, nếu khi bạn nhúng khẩu trang vào nước mà nó ướt nhanh và thấm ướt nhiều thì đó là loại khẩu trang kém chất lượng.
  3. Thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất là việc bạn mua khẩu trang y tế nên có nguồn gốc rõ ràng, từ những thương hiệu nổi tiếng, có lô sản xuất, hạn dùng, ngày sản xuất, và các chứng nhận được in rõ ràng kèm theo trên hộp khẩu trang. Bạn nên mua ở các của hàng phân phối, các hệ thống nhà thuốc, siêu thị lớn trên toàn quốc. Không nên mua các loại khẩu trang được bày bán ở lề đường, các cửa hàng online không rõ nguồn gốc bán trên mạng xã hội.

Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

back-to-top.png