Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 05/04/2023

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 05/04/2023

Thông tin mới nhất về tiêm vaccine COVID-19

Đến nay nước ta đã tiêm gần 266 triệu liều vaccine COVID-19. Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao...

Theo số liệu thống kê của đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế, đến nay cả nước đã tiêm tổng số 265.998.131 mũi vaccine COVID-19.

Số mũi tiêm thực hiện trong ngày 3/4 là: 9.574 mũi tiêm tại 2 tỉnh, trong đó 3.082 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 6.492 mũi tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:

- Tiêm mũi 3: Tổng số có 52.002.065 mũi tiêm (81,6%) trong ngày có 1 tỉnh triển khai với 91 người được tiêm

5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (65,5%), Quảng Nam (63,6%); Bình Định (65,3%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).

3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100,4%).

- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.711.715 mũi tiêm (88,4%), trong ngày có 2 tỉnh triển khai với 129 người được tiêm

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.813.288 mũi tiêm (69,2%)

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).

Tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).

Đối với nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.593.359 mũi tiêm:

- Mũi 1: 10.193.956 mũi tiêm (92,3%)

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,6%); Hải Phòng (72,7%); Đà Nẵng (68,6%); TP HCM (64,8%), Bà Rịa - Vũng Tàu (76%)

- Mũi 2: 8.399.403 mũi tiêm (76,1%) tăng 0,1%

Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (57,3%); Đà Nẵng (37,2%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41,6%), Bà Rịa - Vũng Tàu (52,4%).

Về tình hình dịch COVID-19 ở nước ta, ngày 3/4 là ngày có số ca mắc mới nhiều nhất trong gần 2 tháng qua với 40 ca mới; Cùng đó, số bệnh nhân nặng đang thở oxy cũng tăng lên thành 4 ca.

Ngày 4/4: Số mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm còn 48.717 ca tại 62 tỉnh, thành - Ảnh 1.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.527.366 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.493 ca nhiễm).

Tính đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta ở đã khỏi.

Đến nay đã 95 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tập trung theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh.

Cùng đó, Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19 đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao.

 

Huy động các nguồn lực đầu tư cho y tế cơ sở

Bộ Y tế đã và đang nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cho y tế cơ sở, triển khai một số chương trình, dự án lớn nhằm tăng cường đầu tư toàn diện cho tuyến y tế cơ sở trong thời gian tới...

Theo đó, về vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, kinh phí cho y tế cơ sở để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, ngày 05/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2348/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới”.

Tiếp đó, ngày 30/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Chương trình phân bổ gần 14.000 tỷ đồng cho ngành Y tế để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng… Hiện nay, Bộ Y tế đã và đang nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cho y tế cơ sở, triển khai một số chương trình, dự án lớn nhằm tăng cường đầu tư toàn diện cho tuyến y tế cơ sở trong thời gian tới.

Việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế cho y tế cơ sở, trước hết thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương theo các chính sách của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Y tế. Mạng lưới y tế cơ sở phủ rộng khắp toàn quốc, 100% xã phường/thị trấn có trạm y tế xã. Đáng lưu ý, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 16% (năm 2002) lên 92% (năm 2022). Giai đoạn 2018-2022, tổng số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở chiếm khoảng 30% tổng chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Số lượng nhân lực y tế tuyến cơ sở trên 187.000 người, chiếm 40% tổng số nhân lực y tế của cả nước, trong đó nhân lực tuyến huyện là 115.000 người (24,5%), tuyến xã là 72.000 người (15%). Số lượng dịch vụ ngày càng tăng khám chữa bệnh y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi… Bước đầu quản lý bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khỏe người dân tại y tế xã.

Liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng y tế cơ sở, một khảo sát của Sở Y tế TP HCM cho thấy, 80% người mắc bệnh mạn tính không lây cho rằng nếu trạm y tế có đủ thuốc, họ sẽ không mất công lên tuyến trên để xếp hàng như hiện tại. Do đó, Sở Y tế TP HCM đã kiến nghị lên Bộ Y tế cần thiết phải mở rộng danh mục thuốc BHYT ở các trạm, tập trung vào điều trị các bệnh mạn tính không lây, ngang bằng với phòng khám và các tuyến quận huyện.

Từ kiến nghị của cơ quan này, Bộ Y tế đã điều chỉnh Thông tư 20 về danh mục thuốc ở trạm y tế, phần lớn đã được mở rộng nhưng chưa đủ. Vì vậy, ngành y tế thành phố tiếp tục kiến nghị mở rộng danh mục thuốc điều trị các bệnh như COPD, hen suyễn… tại trạm y tế.

Để tăng chất lượng cho cơ sở, TP HCM cũng tăng cường lực lượng bác sĩ trẻ xuống thực hành tại trạm y tế và kết nối bác sĩ tại trạm với bác sĩ chuyên khoa của thành phố. TP HCM cũng có chủ trương cho phép trạm y tế ký hợp đồng với bác sĩ đã nghỉ hưu, phục vụ cho y tế cơ sở. Ngoài ra, Sở Y tế TP HCM cho rằng trong tương lai, cần có chính sách bắt buộc đối với tất cả bác sĩ phải có nghĩa vụ công tác tại y tế cơ sở một thời gian nhất định trong hành trình gắn bó với nghề…

Theo Hanoi.gov.vn


 

back-to-top.png