Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 08/09/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 08/09/2021

1. Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cả buổi tối, test nhanh trước tiêm

Để tăng tốc độ tiêm vaccine COVID-19, Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vào buổi tối, mở thêm điểm tiêm tại nhà văn hoá, trường học. Trước khi tiêm, tất cả các trường hợp phải test nhanh COVID-19 để sàng lọc, phát hiện sớm F0 trong cộng đồng.

Cập nhật dữ liệu Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia sáng 7/9, Hà Nội đã được phân bổ hơn 4,3 triệu liều vaccine COVID-19. Lượng vaccine này được tính là cấp cho ngành Y tế Thủ đô và các viện, đơn vị của Trung ương trên địa bàn TP. Hiện đã có 3.243.000 liều vaccine được tiêm, đạt 75% số vaccine đã được phân bổ.

Hà Nội có hơn 5,7 triệu người dân trên 18 tuổi. Đến nay, 56% trong số này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, riêng trong ngày 6/9, ngành Y tế thành phố đã triển khai tiêm 103.198 mũi vaccine. Đây là số lượng tiêm trong một ngày cao nhất kể từ khi thành phố bắt đầu tổ chức tiêm vaccine COVID-19. Sở Y tế Hà Nội cho biết, tốc độ tiêm đang tiếp tục tăng nhanh hơn.

Đến nay, ngành Y tế Thủ đô đã triển khai tiêm được 2.405.585 mũi (gồm 2.157.559 mũi 1; 248.026 mũi 2), tương đương với 35% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, TP đang tiếp tục đề nghị Bộ Y tế phân bổ vaccine để đạt độ bao phủ tiêm chủng. Công suất tiêm của Hà Nội là 200.000 mũi/ngày, nhưng hiện cao nhất mới đạt được 150.000 mũi/ngày (vì phụ thuộc lượng vaccine được phân bổ).

Thành phố đặt ra mục tiêu hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vaccine COVID-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn theo Nghị quyết số 21 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/9 trên cơ sở số vaccine được phân, giao từ Bộ Y tế.

Cùng với đó, thành phố triển khai tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định; đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai trên 13 tuần và đẩy nhanh việc tăng độ bao phủ tiêm chủng.

"Khi tiếp nhận vaccine, các quận, huyện, thị xã phải tổ chức tiêm nhanh nhất, không giới hạn số lượng người đến tiêm chủng tại các điểm tiêm. Đồng thời, tại các điểm tiêm, cố gắng kéo dài thời gian tiêm chủng trong ngày để nhiều người được tiếp cận vaccine sớm nhất, nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn tiêm chủng", bà Nhị Hà nói.

Thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế, bà Nhị Hà cho biết Thủ đô rà soát các đối tượng ưu tiên, cân đối các loại vaccine, tránh tình trạng tiêm mũi 1 xong lại không còn vaccine để tiêm mũi 2 cho người dân. Đơn cử, với vaccine Pfizer hay Moderna, khi được Bộ Y tế phân bổ, Sở Y tế giữ lại số lượng vaccine tương ứng để tiêm mũi 2 cho người dân.

Để tăng tốc độ tiêm chủng, Hà Nội sẽ tổ chức tiêm vào buổi tối cho người dân, mở thêm điểm tiêm tại nhà văn hoá, trường học.

Mặt khác, để sàng lọc, xét nghiệm tất cả người dân để phát hiện các F0 trong cộng đồng, trước khi tiêm, tất cả các trường hợp phải test nhanh COVID-19.

Tối 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 20/CĐ-UBND về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh đến việc phải tổ chức tiêm chủng an toàn, hiệu quả theo quy định cho tất cả các trường hợp trong diện được tiêm vaccine COVID-19 hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn theo Nghị quyết của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "vaccine tốt nhất là loại vaccine được tiêm sớm nhất".

"Tổ chức nhiều điểm tiêm; đưa các điểm tiêm đến gần người dân nhất có thể, như tại phường, xã, tổ dân phố, thôn, khu phố. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, giảm bớt thủ tục hành chính, phát huy năng lực tối đa của các điểm tiêm chủng. Ưu tiên tiêm tại chỗ, tiêm cuốn chiếu, tiêm dứt điểm cho từng khu vực theo đơn vị hành chính", Công điện số 20/CĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ.

Theo Suckhoedoisong

2. Thủ tướng: Quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9

Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các địa phương thực hiện giãn cách phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, đưa cả nước về trạng thái "bình thường mới", quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Các địa phương chuẩn bị triển khai cao điểm tiêm vaccine

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự kiến đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine (không tính nguồn COVAX - đã có cam kết nhưng do khan hiếm vaccine nên chưa có kế hoạch cụ thể). Trong đó, vaccine sẽ về rất nhiều trong tháng 9 (dự kiến hơn 20 triệu liều) và các tháng còn lại trong năm. Bộ trưởng đề nghị các địa phương triển khai cao điểm tiêm vaccine trong các tháng tới, tiến độ tiêm phải đạt 1 triệu mũi 1 ngày mới hoàn thành kế hoạch.

Trước mắt, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương gồm TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phải hoàn thành tiêm mũi 1 trước ngày 15/9. Về vaccine cho trẻ em, Thủ tướng đã có chỉ đạo, Bộ đã tích cực làm việc với các công ty cung ứng và sẽ có lộ trình tiêm cụ thể.  Về việc đi lại, hoạt động của người tiêm đủ 2 mũi, Bộ đang nghiên cứu để thí điểm tại một số địa phương phía nam, đồng thời tiếp tục có khuyến cáo về bảo đảm phòng, chống dịch. Lý do là những người tiêm đủ 2 mũi vẫn có khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác, dù nguy cơ mắc bệnh, chuyển nặng và lây nhiễm cho người khác đã giảm. 

Thủ tướng Chính phủ: "Quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9" - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trước mắt cần ưu tiên cao nhất cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn báo cáo, nhiều địa phương, nhất là Hà Nội và TP. HCM đang tích cực xử lý, tháo gỡ các khó khăn liên quan đến thiết bị dạy và học trực tuyến. Bộ GD&ĐT đang theo sát tình hình, thống kê nhu cầu của các địa phương và nghiên cứu phương án xử lý, hỗ trợ các địa phương, những gia đình gặp khó khăn về thiết bị dạy và học trực tuyến.

Nhắc đến câu chuyện kiểm soát đi lại đối với người dân ở các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các bộ, ngành đã xây dựng nhiều ứng dụng (app) liên quan. Do đó, các tỉnh, thành phố cần nghiên cứu, chủ động chuẩn bị trước để khi cần, có thể áp dụng triển khai ngay, tránh lúng túng, bị động.

Kết luận nội dung về kinh tế - xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến phát biểu tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm, sát thực tế; giao các bộ, ngành liên quan tiếp thu các ý kiến, rà soát, hoàn thiện các báo cáo để trình các cấp có thẩm quyền theo quy định và hoàn thiện nghị quyết Phiên họp, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng chịu tác động rất lớn bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhanh, khó dự đoán, gây bất ngờ cho các nước, trong đó có Việt Nam. Thủ tướng thấu hiểu những khó khăn và chia sẻ những mất mát của người dân do dịch bệnh, giãn cách xã hội…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự quyết tâm, đồng lòng, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước, trong 8 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI tháng 8 tăng 0,25% so với tháng 7; bình quân 8 tháng tăng 1,79% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2016. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm…

Đến nay, đã có khoảng 15 triệu lao động được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng số tiền 8,4 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ 1,2 triệu lao động tự do với số tiền hơn 2,1 nghìn tỷ đồng; có 37.000 hộ sản xuất kinh doanh được nhận hỗ trợ. Xuất cấp 134.000 tấn gạo hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh; triển khai 2 triệu túi an sinh xã hội. Các địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt trận Tổ quốc tại 63/63 tỉnh, thành phố đã vận động tổ chức, cá nhân ủng hộ gần 7 nghìn tỷ đồng. "Qua đây, chúng ta thấy điểm rất sáng là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái của đồng bào ta, của các doanh nghiệp, cần tiếp tục khích lệ, động viên, phát huy", Thủ tướng chia sẻ.

Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại giao vaccine với các hoạt động tích cực, hiệu quả của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, trên các kênh ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân, ngoại gia đa phương, ngoại giao song phương... Thông tin, truyền thông được tăng cường, nhất là phục vụ cho công tác phòng, chống dịch theo tinh thần "dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân cùng làm"; đã phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế cần phát hiện kịp thời, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của người dân, của các chuyên gia để có giải pháp khắc phục. Theo đó, nhiều địa phương phải kéo dài thời gian giãn cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, làm gián đoạn nhiều hoạt động kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp.

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Để phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, Thủ tướng nêu rõ, trước mắt chúng ta cần ưu tiên cao nhất cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, đồng thời từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh. Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, đã hy sinh phát triển kinh tế thì các địa phương thực hiện giãn cách phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, đưa cả nước về trạng thái "bình thường mới". Thủ tướng nêu quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9. Trong lúc còn khan hiếm vacicne, chưa bao phủ được vaccine thì các biện pháp phòng ngừa vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, trong đó có biện pháp giãn cách xã hội, phải tăng cường tuyên truyền, vận động, kêu gọi để nhân dân chia sẻ, thông cảm, hưởng ứng, tích cực tham gia. Còn chống dịch là quan trọng, cần thiết, đột phá, phải tích cực, mạnh mẽ, quyết liệt.

"Chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn Việt Nam để chuẩn bị các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh, giao thông an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn, dịch vụ an toàn…", Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng Chính phủ: "Quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9" - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vaccine bao phủ diện rộng. Điều hành hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác, giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, an sinh xã hội và chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.

Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ trong triển khai, tổ chức năm học mới phù hợp; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước; tổ chức dạy và học qua truyền hình. Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu dứt khoát để các em học sinh được tiếp cận bình đẳng với giáo dục, nghiên cứu, phát động phong trào ủng hộ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, nhất là ngoại giao vaccine; thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, nâng cao uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Thủ tướng cũng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành được giao nhiệm vụ, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực quan tâm chỉ đạo, bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án, báo cáo trình Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

"Trong lúc khó khăn này, phải biến nguy thành cơ, cơ hội để đánh giá quản trị quốc gia, cơ hội đánh giá cán bộ, cơ hội chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Càng trong lúc này càng phải đoàn kết, thống nhất, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể để thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, huy động tối đa các nguồn lực, nguồn lực bên trọng là cơ bản, quyết định, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Suckhoedoisong.vn

3. Việt Nam sẵn sàng hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, nhận chuyển giao công nghệ thuốc điều trị COVID-19 của

Pháp

 

 Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và 2 cho thấy kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị COVID-19 đảm bảo tính an toàn, có hiệu quả tốt ngăn bệnh tiến triển xấu hơn, có tác dụng trung hoà virus và giảm viêm ở bệnh nhân.

Thông tin được đưa ra từ cuộc làm việc trực tuyến giữa Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn với Công ty Xenothera (Pháp) hôm 6/9. Cuộc họp thảo luận nội dung về hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sản xuất do Công ty nghiên cứu và phát triển.

Hỗn dịch truyền XAV-19 là kháng thể đa dòng chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, được Xenothera phát triển dựa trên công nghệ sản xuất kháng thể bản quyền của hãng, kết hợp giữa bí quyết trong các lĩnh vực di truyền học và miễn dịch học.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và 2 cho thấy thuốc đảm bảo tính an toàn và có hiệu quả tốt trong việc ngăn bệnh tiến triển xấu hơn, có tác dụng trung hoà virus và giảm viêm ở bệnh nhân.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, nhận chuyển giao công nghệ thuốc điều trị COVID-19 của Pháp - Ảnh 2.

Điều trị bệnh nhân COVID-19

Đặc tính đa dòng của thuốc XAV-19 được ghi nhận có hiệu quả chống lại các biến chủng SARS-CoV-2 đã được phát hiện đến thời điểm này. Kháng thể đa dòng này cũng có khả năng tạo miễn dịch tức thời và ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào. Đây là khác biệt quan trọng so với các kháng thể đơn dòng đang được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ở giai đoạn mới nhiễm.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của XAV-19 hiện đang được thực hiện tại Pháp và một số quốc gia châu Âu (Hi Lạp, Bulgaria, Romania, Tây Ban Nha…). Chủ tịch Công ty Xenothera cho biết hãng sẵn sàng hợp tác thử nghiệm giai đoạn 3 tại Việt Nam và bày tỏ thiện chí trong việc trao đổi sâu hơn về việc chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể chủ động sản xuất trong tương lai.

Trước đó vào cuối tháng 5/2021, Xenothera cũng đã nhận được đơn hàng của Bộ Y tế và Đoàn kết Pháp đặt trước 30.000 liều XAV-19, dự kiến bắt đầu cung cấp cho các bệnh nhân tại Pháp sau khi được phê duyệt sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ mà XAV-19 đã đạt được sau thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác thử nghiệm giai đoạn 3 và tiếp nhận chuyển giao công nghệ với mong muốn sớm bổ sung được nguồn thuốc điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong nước nếu thử nghiệm cho kết quả khả quan.

Ngay sau buổi làm việc trực tuyến, qua sự kết nối của AIC Group, một tập đoàn trong nước đã lập tức trao đổi các nội dung cụ thể và chuẩn bị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất XAV-19 với công ty Xenothera.

Xenothera là đối tác do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) tiếp cận, kết nối và giới thiệu hoàn toàn miễn phí để Bộ Y tế và các chuyên gia, đơn vị trong nước chủ động bàn bạc, đánh giá và tìm phương án hợp tác nhằm chủ động được nguồn cung thuốc điều trị COVID-19 tại Việt Nam.

Theo Giadinh.net.vn


  Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

back-to-top.png