Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 09/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 09/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 09/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

  1. Việt Nam: 3 người từ châu Âu về mắc Covid-19
  2. Thế giới Hơn 1,9 triệu người tử vong vì COVID-19
  3. Australia: Phong tỏa thành phố lớn thứ ba
  4. Người Mỹ chết mỗi ngày vì Covid-19 cao ngất ngưởng, Anh đầu hàng virus
  5. Công nghệ nhận diện khuôn mặt người đeo khẩu trang

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam: 3 người từ châu Âu về mắc Covid-19

Chiều 8/1, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 1.512 trường hợp.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam

Bộ Y tế cho biết, cả 3 mắc mới chiều nay đều là ca nhập cảnh, được cách ly tại Trà Vinh và Hà Nội. Cụ thể:

Bệnh nhân 1510 là nam, 23 tuổi, có địa chỉ tại phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.

Ngày 22/12/2020, bệnh nhân từ Anh nhập cảnh sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VN50, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Trà Vinh.

Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/1 khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Trà Vinh.

Trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 6 ca mắc Covid-19, được cách ly ngay tại tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.

Bệnh nhân 1511 là nam, 39 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Áo. Ngày 5/1, bệnh nhân từ Áo quá cảnh Dubai nhập cảnh sân bay Nội Bài trên chuyến bay EK394, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Hà Nội.

Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 7/1 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.

Bệnh nhân 1512 là nam, 59 tuổi, có địa chỉ tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Ngày 26/12/2020, bệnh nhân từ Cộng hòa Séc nhập cảnh sân bay Nội Bài trên chuyến bay EK340, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Hà Nội.

Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 7/1 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Như vậy đến chiều 8/1, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 1.512 ca mắc Covid-19, trong đó có 693 ca mắc trong nước, 35 ca tử vong. Hôm nay đã qua 39 ngày, nước ta chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.

Trong hôm nay, các bệnh viện công bố thêm 4 bệnh nhân khỏi Covid-19, nâng tổng số ca điều trị khỏi lên 1.357 trường hợp.

Các địa phương đang còn cách ly, theo dõi sức khỏe (cách ly) hơn 18.500 người, trong đó cách ly tại bệnh viện 147 người, cách ly tập trung hơn 16.000 người, hơn 1.900 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Trên thế giới, số ca nhiễm đã vượt qua 88,5 triệu ca, trong đó số tử vong đã vượt 1,9 triệu người. Trong 24 giờ qua, toàn cầu chứng kiến kỷ lục mới với trên 825.000 ca nhiễm mới, gần 15.000 ca tử vong.

Vietnamnet

2. Thế giới Hơn 1,9 triệu người tử vong vì COVID-19

Đến sáng 9/1, thế giới có tổng số 89.299.488 ca nhiễm và 1.920.357 ca tử vong vì dịch COVID-19. Chỉ trong một ngày, có tới 788.361 ca nhiễm và 14.237 ca tử vong mới. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.

Tiến trình phát triển vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục được tăng cường (Ảnh: Reuters)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 9/1, đã có 63.964.754 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 23.414.377 ca bệnh đang điều trị, có 23.305.654 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 108.723 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm tới 266.695 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Anh (68.053 ca) và Brazil (54.247 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong 1 ngày qua với 3.459 ca, sau đó là Anh (1.325 ca) và Đức (1.143 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng rất nhanh, khiến khu vực này có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, với tổng số 25.606.467 ca, trong đó có 545.867 ca tử vong và 15.695.771 ca được điều trị khỏi. Với 22.421.668 ca nhiễm và 377.688 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.493.569 và 644.348 ca nhiễm, cùng 131.031 và 16.707 ca tử vong vì COVID-19.

Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 273.172 ca nhiễm và 5.752 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Nga, Pháp và Anh là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 3.355.794; 2.957.472 và 2.747.135 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 79.833 ca, sau khi có thêm 1.325 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (77.911 ca) và Pháp (67.431 ca).

Với 21.315.253 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 9/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 346.346 ca đã tử vong do COVID-19 và 19.803.019 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 10.432.525; 2.307.581 và 1.274.514 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 150.835; 22.450 và 56.018 ca.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 94.611 ca nhiễm và 1.675 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 13.803.927 ca và 373.774 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 54.247 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 8.015.920 vào thời điểm hiện tại. Với 1.044 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Colombia với 364 ca tử vong mới, và Argentina với 151 ca tử vong mới do COVID-19..

Tính đến sáng 9/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.001.721 ca, trong đó có 71.559 ca tử vong và 2.444.863 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.192.570 ca nhiễm và 32.425 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 21.980 ca nhiễm mới và 616 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Ai Cập, với tổng số lần lượt 450.221 và 154.903 ca nhiễm bệnh cùng 7.685 và 5.108 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 48.920 ca nhiễm (tăng 71 ca) và 1.067 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 25 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 28.571 ca, trong đó 909 ca tử vong.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển vaccine ngừa COVID-19 ngày càng được tăng cường. Tại Nam Phi, các nhà khoa học nước này bắt đầu tiến hành nghiên cứu xem liệu các loại vaccines ngừa COVID-19 đang lưu hành có bị giảm hiệu quả đối với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa tìm thấy hay không. Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong vòng hai tuần tới.

Trong khi đó, công ty BioNTech của Đức, ngày 8/1, tuyên bố một nghiên cứu sơ bộ cho thấy vaccine của hãng này có tác dụng chống lại đột biến quan trọng trong các biến thể của virus SAR-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phát hiện ở Anh và Nam Phi mà các chuyên gia cho rằng dễ lây lan hơn so với các chủng virus Corona thông thường. Theo đó, các thử nghiệm về vaccine ngừa COVID-19 mà BioNTech phối hợp với Pfizer (của Mỹ) sản xuất cho thấy "kháng thể từ những người đã được tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech vô hiệu hóa hiệu quả virus SARS-CoV-2 mang đột biến then chốt mà cũng được tìm thấy ở hai biến thể có khả năng lây nhiễm cao"./.

Khánh Linh

3. Australia: Phong tỏa thành phố lớn thứ ba

Phong tỏa thành phố lớn thứ ba của Australia

Australia đã cho phong tỏa thành phố đông dân thứ 3 nước này là Brisbane và khu vực lân cận, sau khi phát hiện 1 ca mắc chủng virus mới và đã đến nhiều nơi công cộng.

Người dân chỉ được ra khỏi nhà vì 4 lý do: đi làm, chăm sóc sức khỏe, tập thể dục và đi chợ. Các sự kiện như đám tang được hạn chế 20 người tham dự và với đám cưới là 10 người. Nếu trong 3 ngày tới, khu vực phong tỏa không xuất hiện các trường hợp mắc mới thì coi như khu vực này tạm thời an toàn.

Quyết định phong tỏa thành phố Brisbane và khu vực lân cận được chính quyền bang Queensland đưa ra, sau khi phát hiện 1 người phụ nữ, làm việc ở khách sạn cách ly, bị mắc COVID-19 và mang chủng virus mới đã được phát hiện ở Anh.

Thủ hiến bang Queensland cho biết: Quyết định phong tỏa sớm sẽ giúp hạn chế sự lây lan của virus, sau khi bang này đã có 113 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trước đó, Australia đã phát hiện 2 ca nhiễm biến thể mới của SARS-CoV-2 ở Anh, đều là người nhập cảnh đang được cách ly.

Không chỉ áp đặt lệnh phong tỏa đối với thành phố Brisbane và khu vực lân cận, bang Queensland còn tuyên bố khu vực này là điểm nóng dịch và yêu cầu các bang và vùng lãnh thổ khác của Australia cũng ra tuyên bố tương tự để ngăn cản mọi người đến và rời khỏi khu vực này. Bên cạnh đó, cư dân tại đây cũng phải đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.

Thủ tướng Australia Scott Morrison ủng hộ quyết định phong tỏa thành phố Brisbane và khu vực lân cận của chính quyền bang Queensland. Trong tuyên bố trên Twitter, Thủ tướng Scott Morrison gọi quyết định của chính quyền bang Queensland là "sáng suốt", cho phép giúp các nhân viên y tế điều tra thêm về ca mắc mang biến chủng.

Nguồn: VTV News

4. Người Mỹ chết mỗi ngày vì Covid-19 cao ngất ngưởng, Anh đầu hàng virus

Số ca tử vong hàng ngày vì virus corona ở Mỹ lần đầu tiên vượt quá 4.000, phá kỷ lục một ngày trước đó. Tại London, Anh sự lây lan của Covid-19 đã vượt kiểm soát.

Số ca tử vong mỗi ngày ở Mỹ cao chưa từng có

Theo AP, thống kê của Đại học Johns Hopkins cho thấy, có 4.085 ca tử vong vì Covid-19 trong ngày 7/1. Cùng lúc, Mỹ ghi nhận gần 275.000 ca nhiễm Covid-19 mới.

Các con số trên là một lời nhắc nhở nữa về tình hình ngày càng tồi tệ sau các chuyến đi, những cuộc họp mặt gia đình trong kỳ nghỉ vừa qua, cũng như thời gian ở trong nhà nhiều hơn trong các tháng mùa đông.

Số ca mới nhiễm và tử vong vì Covid-19 tăng vọt ở California, Arizona, Texas và Florida. Tính tới giờ, hơn 365.000 người Mỹ đã thiệt mạng vì virus corona.

Dữ liệu mới từ Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy, Florida chiếm gần một nửa số ca nhiễm biến thể mới của virus corona. Thông tin này được công bố khi Florida lại phá kỷ lục trong một ngày về số ca nhiễm mới, với gần 20.000 trường hợp.

London chào thua Covid-19

Thị trưởng London Sadiq Khan cho biết, sự lây lan của đại dịch Covid-19 ở thủ đô của xứ sở sương mù đã “vượt tầm kiểm soát” và London đang gặp “sự cố lớn”.

BBC dẫn những số liệu mới nhất từ Tổ chức y tế công cộng của Anh (Public Health England –PHE) cho hay, tỷ lệ lây nhiễm virus corona ở London đã vượt quá 1.000 ca trên 100.000 người.

Tuy nhiên, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh gần đây ước tính cứ 30 người London thì có 1 người mắc Covid-19. Ông Khan nói với phóng viên chính trị của BBC Karl Mercer rằng, con số này cao tới 1/20 ở một số khu vực của London.

Việc ông Khan tuyên bố, London đang gặp “sự cố lớn” nghĩa là dịch vụ cấp cứu và các bệnh viện không thể đảm bảo mức độ đáp ứng bình thường. Các sự cố lớn trước đây từng xảy ra ở Anh là vụ cháy Tháp Grenfell vào tháng 6/2017 và các vụ tấn công khủng bố ở Cầu Westminster và Cầu London.

Thị trưởng London cũng cho biết, dịch vụ xe cấp cứu London hiện nhận tới 8.000 cuộc gọi cấp cứu mỗi ngày, tăng cao so với ngày bận rộn điển hình là 5.500 cuộc gọi.

Anh ngày 8/1 thông báo, nước này có 1.325 ca tử vong mới vì Covid-19, đây là số ca tử vong cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, đây không phải là số ca tử vong trong cùng một ngày, mà nó gồm cả số người chết trong vòng 28 ngày kể từ khi có kết quả dương tính với virus. Với thống kê mới, tổng số người chết vì Covid-19 ở Anh là 79.833, cao nhất châu Âu.  

Vietnamnet

5. Công nghệ nhận diện khuôn mặt người đeo khẩu trang

Hệ thống có thể nhận diện được khuôn mặt khi người dùng đeo khẩu trang thông qua việc tập trung vào những phần không bị che khuất trên gương mặt như mắt và các vùng xung quanh để xác nhận danh tính.

Ảnh: Mainichi.jp

Tập đoàn công nghệ NEC của Nhật Bản mới đây đã triển khai hệ thống nhận diện khuôn mặt có thể xác định được cả những người đeo khẩu trang. Công nghệ này nhằm thích ứng với tình trạng "bình thường mới" khi việc người dân che mặt đã trở thành biện pháp phòng dịch then chốt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành.
Trước đó, NEC đã nỗ lực nghiên cứu phát triển hệ thống giúp đáp ứng nhu cầu của những người thường xuyên phải đeo khẩu trang do bị dị ứng, một thói quen phổ biến tại Nhật Bản. Đại dịch COVID-19 đã khiến hãng NEC phải đẩy nhanh công tác nghiên cứu.

Trợ lý Giám đốc bộ phận nền tảng số của NEC Shinya Takashima nhấn mạnh nhu cầu này ngày càng gia tăng trong tình hình đại dịch do tình trạng khẩn cấp kéo dài vào năm ngoái. Ông nhấn mạnh công nghệ nhận diện không chạm đã trở nên cực kỳ quan trọng do ảnh hưởng của đại dịch, đồng thời bày tỏ hy vọng công nghệ mới này sẽ góp phần đảm bảo an toàn và giúp người dùng an tâm khi sử dụng.

Hiện NEC đã giới thiệu công nghệ trên ra thị trường. Theo đó, hệ thống có thể nhận diện được khuôn mặt khi người dùng đeo khẩu trang thông qua việc tập trung vào những phần không bị che khuất trên gương mặt như mắt và các vùng xung quanh để xác nhận danh tính.

Điều này đòi hỏi người dùng phải đăng ký hình ảnh của họ từ trước. Theo NEC, việc xác minh danh tính mất chưa đến một giây và có độ chính xác lên tới hơn 99,9%. Hệ thống trên có thể được sử dụng tại các cổng an ninh tại các tòa nhà văn phòng và các cơ sở khác.

NEC từ chối tiết lộ giá sản phẩm và đang đặt mục tiêu đạt doanh thu 100 tỷ yen (970 triệu USD) trong tài khóa 2021 về mảng kinh doanh phân tích sinh trắc học và video, bao gồm cả các hệ thống nhận diện khuôn mặt.

Hệ thống này đã được bán ra thị trường vào tháng 10/2020. Khách hàng của NEC gồm Hãng hàng không Lufthansa và Hãng hàng không quốc tế Thụy Sĩ.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt cho phép người dùng không cần mang thẻ an ninh, vốn có thể dễ bị mất hoặc đánh cắp, đồng thời ngăn ngừa vi trùng lây lan qua việc tiếp xúc vào bề mặt.

Nguồn: VPCP


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png