Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 12/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 12/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 12/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam: Hạn chế tối đa các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay đến Tết Nguyên đán

Do xuất hiện chủng mới của virus COVID-19 lây lan nhanh hơn ở nhiều nước, Thủ tướng yêu cầu hạn chế tối đa các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay đến Tết Nguyên đán.

Thủ tướng chỉ đạo hạn chế tối đa các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam
 từ nay đến Tết Nguyên đán - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước giai đoạn quý I-2021.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Do xuất hiện chủng mới của virus COVID-19 lây lan nhanh hơn ở nhiều nước, hạn chế tối đa các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay đến Tết Nguyên đán.

Trường hợp thực sự cần thiết, từng chuyến bay đón người về phải được các bộ: Y tế, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Y tế chuẩn bị kỹ lưỡng các cơ sở cách ly để thực hiện cách ly người Việt Nam nhập cảnh tập trung. Thời hạn, quy trình cách ly cần được rà soát, xem xét phù hợp với yêu cầu phòng chống lây lan của chủng virus mới, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra các cơ sở cách ly (ngoài các khu do quân đội quản lý), đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định về phòng chống dịch. Các trường hợp nhập cảnh theo diện cách ly ngắn ngày đều phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, trừ các trường hợp đặc biệt do Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định.

Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm ngặt việc tiếp nhận, vận chuyển, theo dõi y tế đối với người đã hết hạn cách ly tập trung; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tăng cường quản lý xuất nhập cảnh qua biên giới đường bộ, đường thủy, đường biển. Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động các gia đình có người thân đang ở nước ngoài muốn về nước tuyệt đối không nhập cảnh trái phép.

Các trường hợp về nước bằng đường bộ có hoàn cảnh thực sự khó khăn được Nhà nước xem xét, hỗ trợ kinh phí cách ly.

Sau dịp Tết Nguyên đán, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, thúc đẩy việc nối lại chuyến bay thương mại thường lệ tới các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm phục vụ "mục tiêu kép" và đáp ứng nhu cầu đi lại cơ bản, thiết yếu của công dân.

Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin chính xác với liều lượng phù hợp về tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước, tránh gây xáo trộn dư luận, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 5-1-2021 và các văn bản liên quan về tăng cường phòng chống dịch COVID-19.

Nguồn: TTO

2. Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc vì Covid-19

Quốc vương Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc để khống chế sự lây lan của đại dịch Covid-19. Lệnh này có thể kéo dài đến 1/8 nếu tình hình không được kiểm soát tốt hơn.
Trong tuyên bố hôm 12/1, Cung điện Istana Negara cho biết tình trạng khẩn cấp có thể sớm được dỡ bỏ nếu số ca mắc Covid-19 được khống chế hiệu quả, theo hãng tin Bernama.

Việc Quốc vương Al-Sultan Abdullah Ri'ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah ban bố tình trạng khẩn cấp xuất phát từ đề nghị của Thủ tướng Muhyiddin Yassin.

"Quốc vương Al-Sultan Abdullah cho rằng sự lây lan của Covid-19 đang ở giai đoạn trọng yếu và cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp", tuyên bố của cung điện nói.

Quốc vương Al-Sultan Abdullah của Malaysia. Ảnh: Bloomberg.

Quốc vương cũng đồng ý đề nghị của chính phủ về việc thành lập một ủy ban độc lập, bao gồm chính phủ, các nghị sĩ đối lập và chuyên gia y tế, để ứng phó với dịch bệnh.

Ủy ban sẽ đưa ra khuyến nghị về thời gian gỡ bỏ tình trạng khấp cấp để nhà vua xem xét.

Hiện vẫn chưa rõ tình trạng khẩn cấp ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động hàng ngày, song hiến pháp Malaysia cho phép quốc hội tạm dừng hoạt động trong thời gian đó.

Điều này có thể giúp Thủ tướng Muhyiddin tạm thời tránh được sức ép chính trị mà ông đang phải đối mặt.

Vị thủ tướng đang ở thế bấp bênh từ khi lên nắm quyền hồi tháng 3/2020 với đa số rất mỏng trong quốc hội, theo Reuters.

Một số đối tác trong liên minh cầm quyền kêu gọi ông từ chức và đòi tổ chức bầu cử sớm.

Nhà vua từng bác đề nghị ban bố tình trạng khẩn cấp từ ông Muhyiddin hồi tháng 10/2020. Các lãnh đạo phe đối lập khi đó nói đề nghị này là bước đi để vị thủ tướng tiếp tục giữ được quyền lực.

Hôm 11/1, Thủ tướng Muhyiddin công bố lệnh cấm đi lại trên toàn quốc và phong tỏa 14 ngày ở thủ đô Kuala Lumpur và 5 bang. Nhà lãnh đạo nói hệ thống y tế của đất nước đang ở thời điểm bước ngoặt.

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Malaysia lập kỷ lục vào tuần trước, khi lần đầu tiên vượt mức 3.000. Tổng số ca nhiễm đã cao hơn 138.000 hôm 11/1, với 555 ca tử vong.

Nguồn: Zing News

3. Mỹ: Vaccine Covid-19 có hiệu quả miễn dịch ít nhất một năm

Công ty dược phẩm Moderna (Mỹ) cho biết vaccine Covid-19 của họ có thời gian miễn dịch kéo dài ít nhất một năm sau khi tiêm.
Theo Reuters, đây là công bố của Moderna tại Hội nghị chăm sóc sức khoẻ JP Morgan hôm 11/1. Nhà sản xuất thuốc tự tin rằng công nghệ mRNA mà họ sử dụng rất phù hợp để triển khai vaccine dựa trên biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở một số quốc gia.

Vaccine của Moderna, mRNA-1273, sử dụng mRNA tổng hợp để bắt chước bề mặt của virus, từ đó "dạy" hệ thống miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa nó. Moderna cho biết vào tháng 12/2020, họ chạy thử nghiệm để xác nhận hoạt động của vaccine chống lại bất kỳ chủng virus nào.

Moderna cho biết thời gian miễn dịch của vaccine Covid-19 kéo dài ít nhất một năm. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, Moderna dự kiến cung cấp khoảng 600 triệu đến 1 tỷ liều vaccine vào năm 2021. Dự báo doanh thu liên quan vaccine là 11,7 tỷ USD trong năm, dựa trên thỏa thuận mua trước đã ký với nhiều quốc gia.

Stéphane Bancel, Giám đốc điều hành của Moderna, cho biết: "Nhóm nghiên cứu cảm thấy rất thoải mái với thành tích hiện có. Chúng tôi đang đi đúng hướng để cung cấp ít nhất 600 triệu liều cần thiết".

Trước đó, ngày 18/12/2020, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp với vaccine Covid-19 do Moderna sản xuất. Báo cáo của FDA cho thấy vaccine của Moderna an toàn và hiệu quả tới 94,1%.

Vaccine này cần được bảo quản và vận chuyển đông lạnh nhưng không yêu cầu nhiệt độ quá thấp như vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech. Sau khi rã đông, vaccine của Moderna có thể được giữ ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường. Hai mũi tiêm cách nhau 28 ngày.

Nguồn: Zing News

4. Chú ý an toàn khi di chuyển bằng đường hàng không trong thời đại dịch

Một nghiên cứu cho thấy việc đi du lịch hàng không có thể không an toàn. Ví dụ là chuyến bay đến Ireland được xác nhận là không gian gây nên 59 ca mắc COVID-19.

Tiếp viên hàng không đảm bảo hành khách tuân thủ việc đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay.

Giám đốc Y tế của Ireland, Tiến sĩ Tony Holohan, đã nói rằng: "Nguy cơ lây nhiễm virus khi thực hiện những chuyến du lịch không cần thiết tới các nước khác thời điểm này là rất cao".

Trong nghiên cứu do Eurosurveillance công bố, các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong danh sách khách du lịch.

Chuyến bay đến Ireland kéo dài 7 tiếng rưỡi. Nhưng lượng hành khách chỉ chiếm 17% mọi khi, tức là chỉ có 49 hành khách trên chiếc máy bay 283 chỗ ngồi. Có 12 thành viên phi hành đoàn.

Các tác giả nghiên cứu viết: "13 trường hợp là hành khách trên cùng một chuyến bay đến Ireland, mỗi người trong số họ trước đó đã chuyển qua một sân bay quốc tế khác, bay vào Châu Âu từ 3 lục địa khác nhau".

Trên chuyến bay, các hành khách đã được giữ khoảng cách tương đối tốt, ngoại trừ những người có thể đi du lịch theo nhóm. Một số hành khách cho biết họ đã dành từ 2 giờ đến 12 giờ qua đêm trong phòng chờ quá cảnh tại khu vực khởi hành của sân bay.

Các phát hiện của Eurosurveillance có vẻ trái ngược với lời khuyên trước đây rằng việc di chuyển bằng đường hàng không trên các chuyến bay thương mại là an toàn.

Nguồn VTV News


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png