Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 16/08/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 16/08/2021

1.Sáng 16/8: Hơn 600 bệnh nhân COVID-19 đang phải điều trị ICU và ECMO

Đến nay, Việt Nam có 275.044 ca mắc COVID-19, trong đó 102.504 ca đã chữa khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 607 trường hợp nặng và nguy kịch

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 275.044 ca nhiễm, đứng thứ 78/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 172/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.798 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 271.037 ca, trong đó có 99.730 bệnh nhân COVID-19 đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 05/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình.

- Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Lào Cai, Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Hải Phòng.

Sáng 16/8: Có 607 bệnh nhân COVID-19 điều trị hồi sức và ECMO; đã tiêm chủng hơn 14,3 triệu liều vaccine  - Ảnh 1.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

5.519 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 15/8, nâng tổng tổng số ca được điều trị khỏi: 102.504 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 589 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến ngày 15/8 là 5.774 ca, xếp thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng tính tỷ lệ tử vong/1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân 1 triệu dân có 59 người tử vong do COVID-19).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 157.983 xét nghiệm cho 617.513 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 8.151.426 mẫu cho 23.187.591 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 14.434.017 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.078.340 liều, tiêm mũi 2 là 1.355.677 liều.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

Tính đến hết ngày 15/8, toàn thế giới ghi nhận 207.729.603 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.371.673 bệnh nhân đã tử vong. Hiện số bệnh nhân phục hồi là hơn 186.218.141 người trong khi số bệnh nhân phải điều trị là 17.139.789 người.

Mỹ đứng đầu thế giới khi ghi nhận 37.435.835 ca mắc và 637.439 ca tử vong, tiếp theo là Ấn Độ với 32.192.576 ca mắc, trong đó có 431.253 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với 568.833 ca tử vong trong tổng số 20.350.142 ca mắc. Quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới là Peru với 599 ca trên 100.000 dân, tiếp theo là Hungary với 311 ca trên 100.000 dân.

Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 91.459 ca mắc mới COVID-19 và 2.523 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 8.712.349 trường hợp và 188.795 ca tử vong. Toàn khối có 7.328.111 bệnh nhân đã bình phục.

TP Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách đến ngày 15/9 theo nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó"

Tối 15/8, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 16/8 đến hết ngày 15/9 theo nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".

Xét nghiệm COVID-19 diện rộng sẽ quyết định Hà Nội có giãn cách xã hội nữa hay không

Trước đó, chiều 15/8, sau khi thông tin về việc TP Hồ Chí Minhsẽ giãn cách xã hội thêm 1 tháng (đến ngày 15-9), Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức khẩn trương rà soát các trường hợp công nhân lao động, học sinh sinh viên, những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để hỗ trợ tiền nhà trọ, lương thực thực phẩm.

Chủ trương của Thành ủy TP Hồ Chí Minh là không để ai thiếu đói và sẽ hỗ trợ gói an sinh xã hội bằng tiền mặt. Thời gian hỗ trợ là tháng 8 và 9-2021. Đồng thời, các địa phương tổ chức để bà con tiêm vaccine. Kế hoạch hỗ trợ sẽ được các quận, huyện và TP Thủ Đức thông báo sớm đến người dân.

Hà Nội tăng cường quản lý tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tăng cường quản lý tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn. Theo đó, trong thời gian vừa qua, một số khu cách ly tập trung của Hà Nội còn hiện tượng số lượng ca mắc COVID-19 cao, tập trung tại một số phòng nhất định. Có những trường hợp đi cách ly về lại phát bệnh sau 2-3 ngày.

Để thực hiện nghiêm công tác cách ly tập trung trên địa bàn thành phố, tránh lây nhiễm chéo và lây lan ra cộng đồng, Sở Y tế đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu các khu cách ly thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, quản lý người cách ly theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm quy tắc 5K trong khu cách ly y tế tập trung, hạn chế tiếp xúc giữa những người cùng phòng và đảm bảo khoảng cách giữa các giường.

Đơn vị liên quan cần giám sát chặt chẽ người đi cách ly, yêu cầu không được tiếp xúc với các phòng khác. Đồng thời, thực hiện rà soát và giãn cách số người trong 1 phòng không quá 4 người.

Các khu cách ly tập trung cũng phải thực hiện nghiêm việc phân loại và thu gom chất thải để vận chuyển và xử lý theo đúng quy định, tránh lây nhiễm chéo. Chỉ có cán bộ có nhiệm vụ mới được vào khu cách ly và phải thực hiện nghiêm việc bảo hộ trong quá trình làm nhiệm vụ.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27-4 cho đến nay) là 2.202 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.202 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.000 ca.

Ngày 15/8, tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã đưa Bệnh viện dã chiến Ngô Quyền với quy mô 500 giường vào hoạt động thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Đây là khu điều trị được bố trí, tổ chức nhân sự, trang thiết bị với năng lực điều trị tầng 1 theo mô hình "Tháp 3 tầng" mà Bộ Y tế khuyến cáo.

Bệnh viện dã chiến Ngô Quyền được xây dựng trên cơ sở trưng dụng Trường Tiểu học Ngô Quyền trên địa bàn thị trấn Dầu Tiếng. Đây là bệnh viện đầu tư theo hình thức xã hội hóa do các đơn vị đầu tư hoàn thiện hạ tầng. Ngoài Bệnh viện dã chiến vừa đưa vào sử dụng tại Dầu Tiếng, hiện tại trên đìa bàn tỉnh Bình Dương có 5 bệnh viện dã chiến khác.

Theo Suckhoedoisong.vn

2. Hà Nội: Phát hiện 29 ca dương tính qua xét nghiệm sàng lọc người có yếu tố nguy cơ

Trong hơn 313.000 mẫu xét nghiệm cho người nguy cơ cao hoặc sống ở khu vực nguy cơ, có 29 ca dương tính đã được Sở Y tế Hà Nội công bố, 2.459 mẫu chưa có kết quả.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tối 15/8 cho biết, Hà Nội vừa kết thúc việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 300.000 người có yếu tố nguy cơ. Trong đó có 186.000 mẫu là người sống trong khu vực nguy cơ và 114.000 mẫu là người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Từ ngày 9/8 đến nay, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã lấy được 313.010 mẫu để xét nghiệm (vượt chỉ tiêu), phát hiện 29 ca dương tính (gồm 26 ca ở khu vực có nguy cơ và 3 người thuộc nhóm nguy cơ cao, đã được công bố là bệnh nhân COVID-19); 2.459 mẫu chưa có kết quả xét nghiệm.

11 quận, huyện thực hiện lấy mẫu cho đối tượng người sinh sống trong khu vực nguy cơ là Ba Đình, Đông Anh, Đống Đa, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân và Thường Tín.

Đến nay, các đơn vị này đã lấy được 195.250/186.000 mẫu, đạt 105% so với kế hoạch. Kết quả xét nghiệm phát hiện 26 ca dương tính, còn lại 359 mẫu chưa có kết quả xét nghiệm.

Trong 26 ca dương tính có 3 trường hợp là người sinh sống tại khu vực phong tỏa của thôn Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì. Khu vực này đã được phong tỏa từ ngày 31/7, trước đó đã có ít nhất 1 lần xét nghiệm âm tính. Đây là khu vực ổ dịch phức tạp, đã ghi nhận 70 ca mắc.

23 trường hợp khác đều ghi nhận tại quận Đống Đa, phường Văn Chương (9), Văn Miếu (12), Quốc Tử Giám (1), Láng Hạ (1).

Qua kết quả điều tra dịch tễ, có 8/20 trường hợp là người cùng gia đình (thuộc 3 hộ gia đình), địa chỉ của các bệnh nhân có xu hướng khá gần nhau và giáp ranh với các phường, các khu vực ổ dịch bị phong tỏa tại phường Văn Chương và khá gần với khu vực chợ Ngô Sĩ Liên (nơi có nhiều người giao lưu, đi lại).

Trên địa bàn phường Văn Miếu trước đó có ghi nhận các địa điểm có liên quan đến các bệnh nhân dương tính như: nhà thuốc 64 Ngô Sĩ Liên (1 ca dương tính là nhân viên bán thuốc); siêu thị Vinmart 14 Trần Quý Cáp (2 ca dương tính là nhân viên của siêu thị). Đây cũng là các địa điểm có nhiều người giao lưu đi lại, và có thể là điểm lây truyền dịch.

Hà Nội: Phát hiện 29 ca dương tính qua xét nghiệm sàng lọc người có yếu tố nguy cơ - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Việc lấy mẫu cho đối tượng nguy cơ được thực hiện tại 30 quận, huyện, thị xã, kết quả đã lấy được 117.760/114.000 mẫu, đạt 103% kế hoạch.

Kết quả xét nghiệm sàng lọc phát hiện 3 trường hợp dương tính, còn lại 2.100 mẫu chưa có kết quả xét nghiệm.

3 trường hợp này gồm 1 ca là người đi bán tôm tại chợ Lĩnh Nam, Hoàng Mai; 1 ca là nhân viên lò mổ lợn Minh Hiền ở Thanh Oai (có địa chỉ nhà ở phường Hà Cầu, Hà Đông); 1 ca là nhân viên lò mổ lợn Minh Hiền tại Bích Hòa, Thanh Oai (có địa chỉ nhà ở Thanh Oai).

Lò mổ lợn Minh Hiền có khoảng 200 nhân viên giết mổ và hàng trăm khách hàng đến lấy thịt để về bán tại các chợ trên địa bàn thành phố.

Từ ngày 15/8, Hà Nội dự kiến tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0 tại các khu vực vùng đỏ, khu vực nguy cơ cao, khu vực trọng điểm. Theo đó, TP sẽ lấy mẫu xét nghiệm cho 100% dân số tại các khu vực dịch có diễn biến phức tạp.

Hiện các quận, huyện đang tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, lập danh sách chuẩn bị cho việc triển khai đợt xét nghiệm diện rộng tiếp theo

Theo Giadinh.net.vn

3. Sớm nhất ngày 20/8 có báo cáo dữ liệu lâm sàng giai đoạn 3a thử nghiệm vaccine Nano Covax

Hôm nay, 16/8, đoàn làm việc của Hội đồng Đạo đức Quốc gia, Bộ Y tế có cuộc họp với Học viện Quân y - một trong hai đơn vị nhận thử nghiệm vaccine Nano Covax - về giám sát số liệu, quy trình nghiên cứu.

Tại Việt Nam hiện có 3 ứng viên vaccine COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng trên người gồm: Vaccine Nano Covax (của công ty Nanogen - đang thử nghiệm giai đoạn 3), vaccine Covivac (của Viện Vaccine và sinh phẩm y tế thuộc Bộ Y tế - đang thử nghiệm giai đoạn 2) và vaccine ARCT-154 (do Vingroup mua công nghệ của Mỹ về thử nghiệm, sản xuất ở Việt Nam- bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1).

Với vaccine Nano Covax, hiện nhóm nghiên cứu đã hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho hơn 12.000 người tình nguyện tham gia giai đoạn 3b. Như vậy, đã có 13.000 người giai đoạn 3 đã được tiêm 2 mũi vaccine Nano Covax.

Thông tin từ nhóm nghiên cứu vaccine Nano Covax, hôm nay, 16/8, đoàn làm việc của Hội đồng Đạo đức Quốc gia, Bộ Y tế có cuộc họp với Học viện Quân y - một trong 2 đơn vị nhận thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3- về việc giám sát số liệu, quy trình nghiên cứu, đảm bảo kết quả khách quan, chính xác.

"Dự kiến, nhanh nhất, ngày 20/8, Hội đồng Đạo đức Quốc gia sẽ nhận được báo cáo dữ liệu lâm sàng giai đoạn 3a (nghiên cứu trên 1.000 người), sau đó sẽ sớm triển khai cuộc họp thẩm định hồ sơ này" - nguồn tin cho biết.

Trước đó, Hội đồng Đạo đức Quốc gia đã nghiệm thu kết quả thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 1, đánh giá kết quả giữa kỳ TNLS giai đoạn 2 đến thời điểm hiện tại.

Cũng liên quan đến ứng viên vaccine COVID-19 này, trong công văn gửi cho UBND các tỉnh, thành phố mới đây, Bộ Y tế cho biết tạm thời chưa phê duyệt mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vaccine Nano Covax trong giai đoạn hiện nay.

Quyết định này được đưa ra sau khi các cơ quan chủ trì nghiên cứu và nhà sản xuất đồng thuận việc chưa mở rộng địa bàn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Sớm nhất ngày 20/8 có báo cáo dữ liệu lâm sàng giai đoạn 3a thử nghiệm vaccine Nano Covax - Ảnh 2.

Trước đó, cơ quan này nhận được đề nghị của một số địa phương về việc hỗ trợ tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax do Công ty Nanogen nghiên cứu phát triển, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, về chủ trương, Bộ Y tế ủng hộ việc mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax. Tuy nhiên, việc mở rộng địa bàn nghiên cứu cần đảm bảo an toàn, khoa học, khả thi, tuân thủ đạo đức nghiên cứu, hồ sơ nghiên cứu phải được nhóm nghiên cứu xây dựng và đệ trình Bộ Y tế phê duyệt sau khi được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định và chấp thuận.

Bộ Y tế nhấn mạnh việc cấm sử dụng vaccine đang trong quá trình thử nghiệm cho mục đích sử dụng thí điểm hoặc mục đích thương mại.

Vaccine Nano Covax được Công ty Nanogen phát triển từ tháng 5/2020, dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép thử nghiệm lâm sàng.

Giai đoạn 1 tiêm thử nghiệm lâm sàng bắt đầu từ ngày 18/12/2020; giai đoạn 2 từ ngày 26/2/2021, giai đoạn 3a bắt đầu từ 7/6 tiêm thử nghiệm trên 1.004 người, giai đoạn 3b từ 29/6 tiêm thử nghiệm trên 12.003 người.

Giai đoạn 3b tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax được thực hiện tại đa trung tâm phía Bắc do Học viện Quân y làm đầu mối, phối hợp với tỉnh Hưng Yên triển khai tại địa phương; phía Nam do Viện Pasteur TPHCM làm đầu mối, phối hợp với Long An và Tiền Giang triển khai.

Theo Giadinh.net.vn


  Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

back-to-top.png