Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 18/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 18/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 18/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Lào Cai có nguy cơ lây lan dịch rất cao'

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh vai trò của công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Lào Cai do đặc thù về địa hình, vị trí.
Trong hai ngày 14 và 15/1 vừa qua, Đoàn công tác số 2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai và có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh.

Đoàn đã kiểm tra việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Phòng khám đa khoa An Cường, khách sạn Sông Hồng View - nơi tổ chức cách ly cho các chuyên gia, khu cách ly tập trung và một điểm chốt biên phòng ở đường mòn lối mở.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: "Công tác phòng, chống dịch của địa phương tương đối tốt. Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh với biên giới rộng, địa bàn dân cư phân bố thưa thớt và có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, Lào Cai có nguy cơ lây lan dịch rất cao".

Do đó, để công tác phòng, chống dịch tốt hơn trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tỉnh Lào Cai tiếp thu ý kiến trao đổi của các thành viên trong đoàn, đồng thời ổn định công tác phòng chống dịch bằng việc thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở cũng như duy trì tổ phòng dịch cộng đồng.

Tại khu vực có nhiều cơ quan cùng tham gia chống dịch như cửa khẩu với lực lượng biên phòng, kiểm dịch, hải quan..., tỉnh cần giao một người làm trưởng ban chịu trách nhiệm chung. Người này sẽ là đầu mối tiếp nhận ý kiến tại mỗi cuộc họp của ban chỉ đạo cấp trên, sau đó chỉ đạo, triển khai tại đơn vị.

"Cần có sự phối hợp như vậy, từ đó không để mạnh ai nấy làm", ông Tuyên nói

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lào Cao. Ảnh: T.D.

Lào Cai cũng cần kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, gồm cả những nơi không phải đường mòn, lối mở. Cùng với đó, nhiệm vụ tuyên truyền vận động công dân Việt Nam không nhập cảnh trái phép cũng rất quan trọng.

“Trong vòng 2 ngày đầu sau khi người cách ly nhập cảnh vào Việt Nam, họ phải được lấy mẫu, lần thứ 2 là ngày thứ 14. Hết thời hạn cách ly 14 ngày nhưng chưa có kết quả xét nghiệm, tỉnh cũng chưa được để người cách ly về", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh về hướng dẫn lấy mẫu, cách ly.

Thứ trưởng cũng đề nghị Lào Cai tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng dịch, phối hợp chặt chẽ với tổ công nghệ thông tin của Bộ Y tế để thực hiện truy vết.

Tỉnh Lào Cai cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch để người dân thực hiện tốt thông điệp 5K, trong đó nêu cả những người không chấp hành nghiêm, tuyên truyền bằng tiếng của các dân tộc ít người, đa dạng các hình thức tuyên truyền.

Bác sĩ Hoàng Quốc Hương, Giám đốc Sở Y tế Lào Cai, cho biết Lào Cai có 182.086 km đường biên với Trung Quốc, một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và rất nhiều đường mòn lối mở dọc biên giới. Trong khi đó, cư dân hai bên biên giới có mối quan hệ thân tộc dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh qua Lào Cai vào Việt Nam rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn dịch mới bùng phát tại Trung Quốc.

Trước tình hình đó, Lào Cai đã ban hành 3 phương án giám sát, cách ly; 3 phương án đáp ứng từng cấp độ dịch bệnh lên kế hoạch thành lập dã chiến ngay từ đầu, thành lập 3 đoàn kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại các huyện, thị xã, thành phố; 54 tổ chốt, 30 tổ tuần tra cơ động, 500 cán bộ chiến sĩ biên phòng, một đại đội cơ động và lực lượng tăng cường của tiểu đoàn huấn luyện, kiểm soát dọc đường biên giới 24/24 giờ. Đáng chú ý, Lào Cai đã thành lập gần 16.000 tổ chống dịch tại cộng đồng với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” rà soát tất cả trường hợp có yếu tố nguy cơ.

Nguồn Zing News

2. Kỹ sư Việt tại Mỹ sáng chế khẩu trang sinh học tự phân hủy hiệu quả như N95

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - một trong những kỹ sư trẻ xuất sắc nhất thế giới vừa sáng chế thành công loại khẩu trang đột phá, hiệu quả gần như khẩu trang N95 nhưng có thể tự phân hủy và dùng nhiều lần.
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp toàn cầu tạo nên nhu cầu "khổng lồ" về khẩu trang. Và dĩ nhiên, kèm với đó là những đống rác thải không phân hủy vì khẩu trang y tế dùng một lần đa phần làm từ polymer tổng hợp.

TS Nguyễn Đức Thành vừa sáng chế thành công khẩu trang sinh học tự phân hủy
có hiệu quả lọc bụi tương đương loại khẩu trang cao cấp N95.

Mới đây, PGS.TS Nguyễn Đức Thành (sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng) đang nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa Cơ khí và Khoa Kỹ thuật y sinh, trường Đại học Connecticut (Mỹ) - người từng được Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ tôn vinh là "Người mở đường" cho các nhà nghiên cứu trẻ đã sáng chế thành công loại khẩu trang sinh học tự phân hủy để giải quyết bài toán môi trường.

Đáng chú ý, khẩu trang có hiệu quả lọc bụi gần như tương đương loại khẩu trang cao cấp KN95 hay N95 nhưng lại có nhiều tính năng đột phá hơn.

Nguồn: Dân Trí

 

3. Trung Quốc phát hiện virus corona trong kem

Virus corona chủng mới đã được phát hiện trong một loại kem ở Trung Quốc, dẫn tới việc triệu hồi nhiều thùng kem cùng lô sản xuất. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc có nguy cơ gặp phải một làn sóng Covid-19 mới.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters.

Hãng tin AP dẫn nguồn cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết đã phát hiện virus gây Covid-19 trong một sản phẩm kem của công ty Daqiaodao ở Thiên Tân, tỉnh giáp thủ đô Bắc Kinh. Công ty này hiện đã được niêm phong và toàn bộ công nhân viên được xét nghiệm Covid-19. Chưa có bằng chứng nào cho thấy có người nhiễm Covid-19 từ sản phẩm kem này.

Phần lớn trong số 29.000 thùng carton chứa lô kem này còn chưa được bán. 390 thùng đã bán đang được truy dấu và triệu hồi. Nguyên liệu sản xuất lô kem này có sữa bột nhập khẩu từ New Zealand và bột whey nhập khẩu từ Ukraine, nhà chức trách cho hay.

Chính phủ Trung Quốc luôn thể hiện quan điểm rằng Covid-19 - căn bệnh được phát hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của nước này vào cuối năm 2019 - có nguồn gốc từ nước ngoài. Trung Quốc cũng nhấn mạnh những trường hợp nước này phát hiện virus corona chủng mới trên cá và các thực phẩm khác nhập khẩu, trong khi các nhà khoa học nước ngoài tỏ ra nghi ngờ.

Mới đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu rằng Covid-19 có thể bắt nguồn từ loài dơi hoặc tê tê. Ông Johnson chỉ trích việc có những người ăn vẩy tê tê với niềm tin rằng vẩy tê tê có thể chữa bệnh hoặc tăng cường sinh lực. Virus corona là sản phẩm của "sự xung đột này giữa loài người và thế giới tự nhiên, và chúng ta cần chặn đứng xung đột đó", ông Johnson nói.

Đáp trả đánh giá này của nhà lãnh đạo Anh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian gọi phát biểu của ông Johnson là "đồn đoán vô căn cứ", rằng "việc thổi phồng vấn đề xuất xứ của Covid-19 sẽ chỉ gây gián đoạn sự hợp tác quốc tế nhằm tìm ra nguồn gốc thực sự của virus".

Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc hiện đang lo ngại về nguy cơ xuất hiện một làn sóng Covid-19 mới trước thềm Tết Nguyên đán. Ngày 16/1, nước này ghi nhận 109 ca nhiễm Covid-19 mới, tập trung ở tỉnh Hà Bắc gần Bắc Kinh. Số ca nhiễm mới hàng ngày ở nước này trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất hơn 10 tháng.

Xu hướng đáng lo này xuất hiện trong lúc một đoàn thanh tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang được cách ly sau khi tới Vũ Hán. Đoàn thanh tra này sẽ tiến hành cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch.

Từ đầu đại dịch đến nay, Trung Quốc đã có 88.227 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 4.635 ca tử vong. Thế giới có 94,4 triệu ca nhiễm, bao gồm 2,02 triệu ca tử vong.

Nguồn: Vneconomy

4. 29 người tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 ở Na Uy

Na Uy bày tỏ sự lo lắng về tính an toàn của vắc xin Pfizer đối với người cao tuổi có bệnh nền khi số ca chết sau tiêm chủng lên 29 người.

Một người được tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: AP

Ngày 16/1, Na Uy thông báo có 23 người chết sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Trong đó có 13 trường hợp đã được giải phẫu tử thi và bị nghi tử vong do tác dụng phụ của vắc xin.

Mới đây, cơ quan chức năng nước này thông báo có thêm 6 ca tử vong. Độ tuổi của những người không may trong khoảng 75-80.

Na Uy đã tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19 cho khoảng 42.000 người. Nhóm ưu tiên là những đối tượng được cho có nguy cơ cao nhất, bao gồm cả người cao tuổi.

Hiện nay, dược phẩm do Pfizer và BioNTech SE sản xuất là nguồn vắc xin duy nhất có sẵn ở Na Uy. “Tất cả các trường hợp tử vong đều liên quan đến vắc xin này”, Cơ quan Dược phẩm Na Uy cho biết.

Cơ quan trên thông tin thêm: “Có 13 trường hợp tử vong đã được giám định, và 16 ca khác đang được kiểm tra”.

“Tất cả các nạn nhân được ghi nhận là người cao tuổi. Hầu hết mọi người đều gặp phải các tác dụng phụ dự kiến của vắc xin như buồn nôn và nôn, sốt, phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm khiến bệnh nền của họ tồi tệ hơn”.

Không có nhiều báo cáo chính thức về phản ứng phụ của vắc xin khi các nước gấp rút tiêm chủng để cố gắng ngăn chặn đại dịch toàn cầu.

Các nhà chức trách Mỹ ghi nhận 21 trường hợp dị ứng nghiêm trọng từ ngày 14 đến 23/12 sau khi tiêm khoảng 1,9 triệu liều vắc xin Pfizer.

Báo cáo an toàn đầu tiên trên toàn châu Âu về vắc xin Pfizer - BioNTech sẽ được công bố vào cuối tháng 1.

An Yên (Theo Bloomberg)

 

5. Có 'hộ chiếu vắc xin', có thể tự do đi lại giữa các nước bất chấp lệnh phong tỏa?

Mặc dù tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 chưa phổ biến ở mọi quốc gia nhưng cuối tháng 11-2020, Qantas của Úc đã trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới yêu cầu khách có chứng nhận đã tiêm vắc xin mới được phép bay.

Ứng dụng Commonpass - hộ chiếu y tế kỹ thuật số được nhiều hãng hàng không hưởng ứng
- Ảnh: Commons Project

Với thực tế là các chiến dịch tiêm chủng diện rộng đã được triển khai từ Á đến Âu, nhiều người đang cần một câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi liệu chúng ta có cần "hộ chiếu vắc xin" hay chứng nhận đã tiêm phòng COVID-19 khi đi nước ngoài hay không?

Châu Âu ủng hộ

Thông điệp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về "hộ chiếu vắc xin" khá rõ ràng. Tại một buổi cung cấp thông tin cho báo chí ở Copenhagen, Đan Mạch ngày 4-12-2020, bác sĩ Catherine Smallwood - chuyên viên cao cấp về vấn đề khẩn cấp của WHO tại châu Âu - cho biết: "Chúng tôi không khuyến nghị "hộ chiếu miễn dịch" (chứng nhận tiêm vắc xin) và cũng không khuyến nghị dùng xét nghiệm như một phương tiện để ngăn ngừa đường lây truyền qua biên giới. Những gì chúng tôi khuyến nghị là các quốc gia nên xem xét dữ liệu về sự lây lan trong nước và nước ngoài và điều chỉnh hướng dẫn đi lại của họ cho phù hợp".

Bất chấp khuyến nghị của quan chức WHO, nhiều nước châu Âu dường như đang ngả theo "hộ chiếu vắc xin", thà an toàn mà tránh được dịch vẫn hơn là phải nói hối tiếc. 

Tại Hi Lạp, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis đã cố dung hòa lợi ích các bên khi xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ không phải là đòi hỏi bắt buộc trong vấn đề di chuyển, nhưng ai đã tiêm vắc xin rồi thì họ nên được tự do di chuyển. Điều này có thể hiểu là trong trường hợp một khu vực bị phong tỏa do đại dịch, những ai đã tiêm vắc xin có thể được miễn trừ.

Ở Hungary, chính quyền đã yêu cầu người nhập cảnh phải có chứng minh là mình đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 thông qua một ứng dụng trên điện thoại di động. 

Tại Iceland, người nào có giấy tờ xác nhận mình đã từng nhiễm và khỏi COVID-19 kể từ ngày 10-12-2020 thì không cần xét nghiệm hay cách ly. Người phát ngôn của chính phủ cho rằng yêu cầu này của chính quyền không giống với yêu cầu chứng nhận đã tiêm vắc xin. 

Bỉ ủng hộ "hộ chiếu vắc xin" ở EU và thậm chí là trên toàn cầu. Dự báo nhiều nước sẽ đòi hỏi du khách phải trình chứng nhận đã tiêm vắcxin ở cửa khẩu. Đan Mạch, nước châu Âu hiền hòa, đã cho phép người dân lấy hộ chiếu này trên trang web của Bộ Y tế.

Nhiều công ty như CommonPass, IBM, Linux Foundation... đã tận dụng cơ hội này để phát triển các ứng dụng hay hệ thống để người dùng tải dữ liệu về kết quả xét nghiệm COVID-19 hoặc lịch sử tiêm vắc xin. Theo đó, sau khi tải lên hệ thống, người dùng sẽ có một mã QR để cung cấp cho nhà chức trách mà không phải tiết lộ những thông tin cá nhân nhạy cảm.

Lo ngại quyền riêng tư

Theo kênh Euronews, hàng ngàn người Anh đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ nhận được tấm hộ chiếu điện tử cho phép họ đi qua nhiều cánh cửa biên giới. Tiền cho hoạt động này đến từ ngân sách của chính phủ, đặc biệt là khi nhiều nước đã yêu cầu người dân Anh phải có xét nghiệm âm tính được cấp 3 ngày trước khi lên máy bay do lo ngại virus biến thể.

Mặc dù chứng nhận tiêm vắc xin nhằm mục đích trả lại khả năng đi lại tự do, thoải mái như trước đại dịch, nhiều người châu Âu lo ngại rằng yêu cầu này xâm phạm đến quyền tự do cá nhân và quyền riêng tư của họ.

Ana Beduschi, giáo sư luật của Đại học Exeter (Anh), viết trong một báo cáo: "Hộ chiếu y tế (kỹ thuật số) có thể góp phần vào việc quản lý lâu dài đại dịch COVID-19, tuy nhiên nó đặt ra những câu hỏi cần thiết về việc bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu và quyền con người.

Đơn cử là nhiều cơ quan sẽ yêu cầu chúng ta cung cấp thông tin về sức khỏe, chẳng hạn như kết quả xét nghiệm COVID-19 hoặc hồ sơ tiêm chủng, thì mới được vào một số không gian công cộng và tư nhân như nhà hàng, nhà thờ hoặc dùng phương tiện giao thông công cộng".

Những người đã được tiêm vắc xin sẽ được đi lại tự do và ngược lại, những người không tiêm vắc xin sẽ bị từ chối dịch vụ chuyên chở hoặc quyền đi đến nhà thờ, nhà thi đấu thể thao...

Yêu cầu về tấm "hộ chiếu tiêm chủng" hoặc xét nghiệm âm tính sẽ phân biệt con người chỉ bằng hai tiêu chí, có hoặc không tiêm vắc xin, âm tính hoặc dương tính. Nó có thể bảo vệ quyền tự do của những người không mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng nhưng với những trường hợp không thể tiếp cận, không đủ tiền làm xét nghiệm COVID-19 hoặc không vắc xin, họ sẽ không thể chứng minh tình trạng sức khỏe của mình và do đó quyền tự do của họ trên thực tế sẽ bị hạn chế.

"Hộ chiếu vắc xin" đã được hiện thực hóa ở châu Âu, bất chấp những phức tạp và tranh luận trong xã hội. Các nước trong liên minh còn thảo luận chia sẻ dữ liệu với nhau sao cho an toàn và bảo mật. Dù vậy, người dân vẫn còn thấy băn khoăn.

Nguồn: Tuổi Trẻ Online


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

back-to-top.png