Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 19/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 19/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 19/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu châu Á

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo của Đơn vị phân tích kinh tế EIU, thuộc tạp chí The Economist.

Hoạt động của một công xưởng tại Việt Nam. (Ảnh: Bloomberg)

Theo báo cáo của Đơn vị phân tích kinh tế EIU thuộc tạp chí The Economist, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hấp dẫn nhất ở châu Á, vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam cũng dần trở thành công xưởng sản xuất giá rẻ mới trong chuỗi cung ứng khu vực châu Á.

Báo cáo này chỉ ra các nhân tố khiến Việt Nam vượt qua hai trung tâm sản xuất hàng đầu thế giới hiện nay đó là chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài xây dựng xưởng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, nguồn nhân công giá rẻ và việc tăng cường tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Việt Nam thắng điểm so với Ấn Độ và Trung Quốc trong chính sách thu hút FDI. Ấn Độ vẫn đứng sau cả Trung Quốc và Việt Nam trong kiểm soát ngoại thương và hối đoái.

Thậm chí xét đến yếu tố thị trường lao động, điểm số của Việt Nam vẫn cao hơn Ấn Độ. Nói một cách đơn giản, thị trường lao động phải đáp ứng cả cung và cầu việc làm. Ấn Độ, với dân số 1,38 tỉ người, được tính điểm thấp hơn Việt Nam với dân số 97,34 triệu người.

Tuy nhiên, việc thiếu lao động chuyên môn cao có thể gây bất lợi, nhưng mức lương của ngành sản xuất tay nghề thấp của Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh mạnh.

Báo cáo chứng minh rằng việc Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc xảy ra trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Điều có lợi cho Việt Nam là nhờ các chính sách luôn thích ứng theo nhu cầu thị trường.

Nguồn: VTV News

 

2. Thêm 2 bệnh nhân COVID-19 mới nhập cảnh, 1 người là chuyên gia từ Costa Rica

2 ca bệnh COVID-19 mới, trong đó có 1 chuyên gia người Costa Rica, vừa được Bộ Y tế thông báo chiều nay 18-1.

2 ca mắc mới (BN1538 - 1539) là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Đà Nẵng (1) và Hà Nội (1). Cụ thể như sau:

- Ca bệnh 1538 (BN1538) tại Đà Nẵng: nam, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 5, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ngày 13-1, bệnh nhân trên từ Mỹ quá cảnh Hàn Quốc, nhập cảnh sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN431, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Đà Nẵng.

Kết quả xét nghiệm ngày 17-1, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 3 ca dương tính với SARS-CoV-2, được cách ly ngay tại Đà Nẵng.

- Ca bệnh 1539 (BN1539) tại Hà Nội: nam, 59 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Costa Rica. Ngày 16-1, bệnh nhân trên từ Dubai - UAE nhập cảnh sân bay Nội Bài trên chuyến bay KE394, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Hà Nội.

Kết quả xét nghiệm ngày 17-1, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.

Với 2 bệnh nhân mới, Việt Nam đã ghi nhận 1.539 ca bệnh tính từ đầu mùa dịch, trong số này có 1.402 người đã khỏi bệnh và được ra viện.

Hiện Việt Nam đang đứng thứ 173 về số ca mắc COVID-19 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ có ghi nhận bệnh nhân. Thứ hạng này đã thấp hơn rất nhiều so với thời điểm đầu mùa dịch (Việt Nam từng nằm trong 80 quốc gia/vùng lãnh thổ có số người mắc nhiều nhất).

Nguồn: TTO

 

3. Vì sao hàng chục ngàn người Ấn Độ trốn tiêm vắc xin COVID-19?

Chính phủ Ấn Độ cho biết kể từ khi bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cuối tuần trước, hàng chục ngàn người đã không đến tiêm ngừa. Tại thủ đô New Delhi, chỉ 53% người được gọi đến tiêm trong khi tỉ lệ này ở một số tỉnh còn thấp hơn.

Một nhân viên y tế được tiêm ngừa vắc xin COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ ngày 16-1 - Ảnh: REUTERS

Hãng tin AFP dẫn số liệu từ Chính phủ Ấn Độ ngày 18-1 cho biết nước này đã tiêm hơn 381.000 liều vắc xin COVID-19 trong cuối tuần qua. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ tiêm được cho 300 triệu người vào giữa năm nay.

Tuy nhiên, hơn 1/3 người nằm trong danh sách được gọi đi tiêm đã không đến. Tại thủ đô New Delhi, chỉ 53% người đến tiêm ngừa.

"Đây là những ngày đầu và chúng tôi hiểu rằng mọi người đang chờ xem quy trình như thế nào và tình hình các loại vắc xin khác. Con số này sẽ tăng lên khi người dân tin tưởng hơn. Và để làm điều đó, chúng ta phải giải quyết nạn thông tin sai", Suneela Garg, một thành viên lực lượng chống dịch ở New Delhi, nói.

Trong khi đó, tỉ lệ này ở một số bang như Haryana chỉ đạt 29% và Tamil Nadu chỉ 16%. "Mọi người rất sợ. Chúng tôi không thể ép ai tiêm được vì đây là tự nguyện", một bác sĩ cho biết.

Ấn Độ hiện đang đứng thứ 2 thế giới về số ca mắc COVID-19 với hơn 10,5 triệu ca. Chính phủ nước này đã thông qua 2 loại vắc xin, trong đó một loại chưa hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng.

Nước này ngày 18-1 xác nhận đã xảy ra 2 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc xin, trong đó 1 người đàn ông 43 tuổi ở bang Karnataka bị đau tim và 1 người 52 tuổi ở bang Uttar Pradesh được xác định tử vong do các bệnh về tim phổi chứ không phải do vắc xin. Ngoài ra, khoảng 580 người bị các tác dụng phụ sau khi tiêm.

Tuy nhiên, các quan chức y tế Ấn Độ tiếp tục khẳng định vắc xin có hiệu quả và kêu gọi người dân tiêm ngừa.

Nguồn: Tuổi Trẻ

 

 

4. Thủ tướng Thái: sẽ không để người dân làm ‘chuột bạch’ thí nghiệm vắc xin COVID-19

Ông Prayuth Chan-o-cha khẳng định sẽ không để người dân làm 'chuột bạch' cho vắc xin COVID-19 sau khi có nhiều thông tin về phản ứng phụ của vắc xin ở các nước.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha - Ảnh: REUTERS

Báo Bangkok Post dẫn lời ông Prayuth ngày 17-1 nói rằng mọi vắc xin được thông qua ở nước này phải đảm bảo an toàn.

"Chúng ta phải chờ các chuyên gia xác định liệu cần phải làm gì với vắc xin, hoặc các yếu tố khác như bệnh nền và độ tuổi. Một số quốc gia muốn nhanh chóng tiêm ngừa và quyết định sử dụng những loại chưa được thử nghiệm đầy đủ về tính an toàn, hiệu quả.

Đối với người Thái, tôi muốn tránh rủi ro này. Tôi sẽ không hấp tấp sử dụng vắc xin chưa được kiểm tra đầy đủ và khiến đất nước thành một đối tượng thí nghiệm", thủ tướng Thái nói, cho biết quyết định của ông dựa trên khuyến cáo của ủy ban quốc gia về vắc xin.

Trong khi đó, ông Tanarak Plipat, phó tổng giám đốc Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Thái Lan, nói thêm rằng những loại vắc xin được sử dụng ở nước này sẽ cần ít nhất đã được thông qua ở các nước có tiêu chuẩn nghiêm ngặt như Anh, Mỹ.

Thái Lan dự kiến triển khai tiêm ngừa vắc xin COVID-19 của hãng dược châu Âu AstraZeneca vào tháng 6-2021. Bangkok đã đặt mua 26 triệu liều của hãng này và tính đặt thêm 35 triệu liều nữa.

Ngoài ra, Thái Lan cũng mua vắc xin của hãng Trung Quốc Sinovac Biotech, dự kiến cung cấp 1 triệu liều từ tháng 2 đến 4-2021. Tuy nhiên Bộ Y tế Thái Lan tuần trước cho biết họ sẽ yêu cầu thêm thông tin từ vắc xin của Trung Quốc sau khi phía Brazil tiết lộ vắc xin của Sinovac Biotech chỉ đạt hiệu quả 50,4%, thấp hơn nhiều so với con số 78% mà hãng dược này công bố trước đó.

Tuổi Trẻ Online

 

5. Một năm COVID-19 ở Mỹ: Sai lầm tiếp nối, hơn 400.000 ca tử vong

Năm vừa qua là khoảng thời gian đen tối của nước Mỹ khi đại dịch COVID-19 đã cướp đi hơn 400.000 sinh mạng. Tại sao một cường quốc khoa học hàng đầu thế giới lại trải qua thảm kịch này?

Người dân đi qua một trạm xe buýt ở thành phố Denver, bang Colorado.
Hai biến thể virus corona đã được phát hiện ở đây - Ảnh: NYT

Gần một năm trôi qua kể từ khi ca nhiễm virus corona đầu tiên của Mỹ được ghi nhận tại thành phố Seattle, bang Washington (ngày 21-1-2020), toàn cảnh bức tranh chống dịch giờ đây đã rõ ràng: Hơn 400.000 ca tử vong, số ca nhiễm, nhập viện và tử vong mỗi ngày đều phá kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Dân số Mỹ chỉ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng số ca tử vong vì COVID-19 chiếm đến 20%, trong khi các nước phát triển khác như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc xoay sở giữ được số người chết ở mức thấp.

Trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Donald Trump, tình hình càng trở nên bi đát. Có vũ khí vắc xin trong tay nhưng tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đối mặt với thách thức không hề nhỏ trong những tháng tới.

Nhìn lại năm vừa qua, bi kịch của nước Mỹ có lẽ bắt đầu cuộc đua tái mở cửa nền kinh tế hồi mùa hè năm 2020, bất chấp mọi lời khuyên và phản đối của các nhà khoa học.

"Khoảnh khắc cơ hội bị đánh mất"

Dân Mỹ tụ tập bên ngoài một quán bar ở Texas sau lệnh đóng cửa để chống dịch năm ngoái - Ảnh: NYT

Theo báo New York Times, hai tháng đầu năm 2020, nước Mỹ thất bại trong việc thành lập mạng lưới xét nghiệm và truy vết virus corona, trong khi nhiều nước chống dịch thành công cũng nhờ hành động nhanh và dứt khoát ở giai đoạn này.

Thế rồi, số ca nhiễm lặng lẽ bùng nổ ở bang New York. Thống đốc Andrew Cuomo và thị trưởng New York Bill de Blasio lãng phí những ngày quý báu trước khi chịu quyết định đóng cửa trường học và cơ sở kinh doanh.

Các nhà nghiên cứu nói hàng ngàn sinh mạng có thể đã được cứu chỉ riêng ở đại đô thị New York nếu các biện pháp chống dịch được áp dụng sớm hơn một tuần. Hậu quả của sai lầm này là đến tận bây giờ, New York và New Jersey luôn dẫn đầu cả nước về tỉ lệ tử vong do virus corona.

Đến giữa tháng 4-2020, sau khi chứng kiến cảnh tượng như một bộ phim tận thế ở New York, hầu hết tiểu bang của Mỹ phải ban bố lệnh "ngồi yên ở nhà" để tránh thảm họa. Thời điểm đó, Mỹ đã có khoảng 30.000 người chết nhưng tâm dịch chủ yếu chỉ tập trung ở vùng Đông bắc.

Ở giai đoạn này, các chuyên gia cho rằng Mỹ vẫn còn cơ hội kiểm soát tình hình nếu chịu đầu tư cho xét nghiệm, truy vết, và cố gắng vượt qua những ngày phong tỏa cho đến khi khoanh vùng hết ca nhiễm. Thực tế thì không, Mỹ chỉ thực hiện khoảng 1/3 lượng xét nghiệm cần thiết.

Trong hoàn cảnh đó, Tổng thống Donald Trump liên tục công khai khuyến khích các bang mở cửa trở lại. Ngày 16-4, ông đẩy hết trách nhiệm chống dịch cho các thống đốc bang.

"Các ông sẽ tự ra quyết định chuyện này" - ông Trump nói khi đó. 

Một mùa đông đen tối

Sau một năm ồn ào vì chia rẽ chính trị và chống dịch thiếu hiệu quả, virus corona giờ đã lan đến mọi ngóc ngách của nước Mỹ.

Những ngày gần đây, lây nhiễm tăng tốc gần như ở mọi tiểu bang, kéo theo là số người chết. Từ Arizona đến Connecticut, thậm chí New York - nơi trở thành hình mẫu chống dịch sau giai đoạn đầu, cũng đang chứng kiến ca nhiễm bùng nổ.

Mùa đông luôn là thời điểm virus nguy hiểm nhất, nhưng dân Mỹ ở nhiều nơi dường như đã quá mệt mỏi vì dịch bệnh khiến các biện pháp giãn cách chẳng còn mấy hiệu quả.

Chỉ mới bước qua năm 2021 nhưng 5 ngày chết chóc nhất trong suốt đại dịch đều nằm trong tháng này. Thời điểm tồi tệ nhất với nước Mỹ có lẽ vẫn còn phía trước. 

Nguồn: TTO

 

 


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png