Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 21/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 21/01/2021

 CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 19/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1.TP HCM phát hiện 4 ca dương tính SARS-CoV-2 vừa nhập cảnh

Cả 4 bệnh nhân đều là người Việt Nam, vừa về nước hôm 17/1, được cách ly ngay.

Thông tin 4 ca mắc mới vừa được Bộ Y tế công bố lúc 18h ngày 20/1. Đây đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại TP Hồ Chí Minh.  

- CA BỆNH 1541 (BN1541): nữ, 72 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Ngày 17/1, bệnh nhân từ Mỹ quá cảnh Hồng Kông nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay CX799, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 19/1, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

- CA BỆNH 1542 (BN1542): nữ, 19 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

- CA BỆNH 1543 (BN1543): nữ, 14 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

- CA BỆNH 1544 (BN1544): nữ, 10 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 17/1, các bệnh nhân trên từ Mỹ quá cảnh Hàn Quốc nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay OZ735, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 19/1 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

TP HCM phát hiện 4 ca dương tính SARS-CoV-2 vừa nhập cảnh - Ảnh 2.

Việt Nam có 50 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Hiện có hơn 18.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly).

Đến 18h ngày 20/1, Việt Nam đã phát hiện 1.544 ca mắc COVID-19. Tổng số ca COVID-19 khỏi bệnh ở nước ta là 1.406 (có 4 ca vừa được công bố khỏi bệnh hôm nay). Có 35 người đã tử vong sau âm tính từ 3-4 lần. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 32 người đã chuyển âm tính ít nhất một lần với SARS-CoV-2. Việt Nam có 50 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Trong số 1.544 ca mắc COVID-19 ghi nhận được, Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc  do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 553 ca.

Trong Hội nghị trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 sáng 20/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đường mòn lối mở, cửa khẩu, trái phép, đường bộ còn rất phức tạp.

Vừa rồi, ngành Y tế và các cơ quan chức năng đã "bóc tách" và phát hiện một loạt nhà xe nhận chở khách từ khu vực biên giới trốn cách ly vào trong nội địa.

"Có hơn 10 tỉnh có hiện tượng này. Đề nghị các địa phương bóc gỡ, xử lý nghiêm các trường hợp này để hạn chế tình trạng nhập cảnh trái phép" – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định và cho biết, hiện lực lượng biên phòng đã tăng tối đa lực lượng lên các cửa khẩu, biên giới, nhiều chiến sĩ, cán bộ đã 5-6 tháng trời không về nhà, về quê, hay gác lại hạnh phúc riêng để vì công việc chung của đất nước.

Người đứng đầu ngành Y tế đề nghị các địa phương tập trung cao độ, bóc gỡ, triệt phá, xử lý nghiêm các đường dây, các nhà xe, cam kết sẽ cung cấp cho các đồng Tấn danh sách các nhà xe nhận chở người vượt biên.

"Chúng ta không cấm đồng bào về nước, nhưng phải chính ngạch, có cách ly đầy đủ, đảm bảo an toàn cho nước", Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương phát động đợt cao điểm, làm sao như Thủ tướng nói "mỗi người dân đều là 1 chiến sĩ", nghĩa là phát giác, báo cáo chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, từ ngước ngoài về trốn cách ly.

"Chúng tôi cũng mong muốn với người có người thân ở nước ngoài có cam kết với chính quyền, với địa phương không nhận người nhà trở về mà không qua cách ly. Chỉ làm thế mới ngăn chặn được" - Bộ trưởng nói và đặt trong bối cảnh gần Tết Nguyên đán, tâm lý của bà con mong được về quê hương ăn Tết.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, tất cả trường hợp kể cả chuyên gia, tổ bay hay các trường hợp nhập cảnh khác đều phải cách ly tập trung 14 ngày, không có ngoại lệ, không có chia giai đoạn ngắn ngày hay cách ly tại nhà/nơi lưu trú, trừ trường hợp ngoại giao đặc biệt do Bộ Ngoại giao quyết định.

Theo Giadinh.net.vn

2. Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện

Ngày 20/1, Học viện Quân Y tiếp tục tiêm mũi 2 vắc xin Nanocovax liều 25mg cho 17 tình nguyện viên. Những người này thuộc nhóm 1 tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 của Việt Nam sản xuất.

Nhóm 1 tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax liều 25mcg gồm 20 người, trong đó 3 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm liều nhắc lại ngày 14/1.

Hiện sức khoẻ cả ba đều tốt, không có phản ứng bất thường. 17 tình nguyện viên còn lại được tiêm mũi 2 trong hôm nay.

Như vậy đến nay, Việt Nam đã hoàn tất hơn nửa chặng đường thử nghiệm vắc xin giai đoạn 1 đánh giá độ an toàn của vắc xin. Cụ thể:

Liều 25mcg (nhóm 1a): Tiêm đủ 2 mũi cho toàn bộ 20 tình nguyện viên

Liều 50mcg (nhóm 1b): Tiêm đủ mũi 1 cho 20 tình nguyện viên, 3 tình nguyện đầu tiên tiêm mũi 2.

Liều 75mcg (nhóm 1c): Tiêm đủ mũi 1 cho toàn bộ 20 tình nguyện viên.

PGS.TS Hồ Anh Sơn, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân Y cho biết, kết quả xét nghiệm vào các ngày 7, 14 và 28 sau tiêm cho thấy vắc xin sinh miễn dịch rất tốt, đảm bảo an toàn.

Tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25mcg cho người tình nguyện

Sau tiêm mũi 2, lượng kháng thể sẽ tiếp tục tăng vọt. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thu thập định kỳ để đánh giá chính xác. Theo các nghiên cứu gần đây, mức độ đáp ứng miễn dịch của tình nguyện viên được đánh giá tốt khi sản sinh ra kháng thể gấp 4 lần so với bình thường, cá biệt có trường hợp gấp 20 lần.

Hiện nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y đang xử lý dữ liệu, gửi hồ sơ đạo đức lên Bộ Y tế để xác định liều phù hợp cho giai đoạn 2, dự kiến sẽ bắt đầu ngay sau Tết Nguyên Đán.

PGS.TS Chử Văn Mến, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học, Học viện Quân Y cho biết, đến nay thử nghiệm giai đoạn 1 đã hoàn tất 50%.

Hiện tại, Học viện Quân Y đã nhận được hơn 500 đơn đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax. Tuy nhiên hiện mới có hơn 200 người đến khám sàng lọc và chỉ 51 người đủ tiêu chuẩn tham gia giai đoạn 1 do tiêu chuẩn tuyển chọn rất khắt khe.

Sang giai đoạn 2, tiêu chí cho tình nguyện viên sẽ mở rộng hơn. Dự kiến giai đoạn 2 thử nghiệm trên 400-600 người, độ tuổi từ 12-17, bắt đầu từ tháng 2 tới để đánh giá tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Ngoài Học viện Quân y, giai đoạn 2 sẽ có thêm Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tham gia.

Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu khi giai đoạn 2 đi được nửa chặng đường. Theo dự kiến, giai đoạn 3 sẽ mở rộng trên quy mô 10.000 – 30.000 người, gồm các tình nguyện viên ngoài Việt Nam tại một nước lưu hành dịch ngoài cộng đồng. Dự kiến giai đoạn 3 sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 8. Nếu nghiên cứu thử nghiệm diễn ra thuận lợi, dự kiến đầu năm 2022, Việt Nam sẽ có vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên.

Vắc xin Nanocovax do công ty NANOGEN nghiên cứu, phát triển trong thời gian 6 tháng dựa trên công nghệ tái tổ hợp protein. Từ ngày 17/12/2020, Học viện Quân Y bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin này trên những tình nguyện viên đầu tiên.

Ngoài NANOGEN, Việt Nam còn 3 đơn vị khác đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19, gồm: Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) và Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC).

Dự kiến ngày mai (21/1), vắc xin Covivax của IVAC cũng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người. Giai đoạn 1 thử nghiệm trên 120 tình nguyện viên, tuổi từ 18-59, kéo dài trong 3 tháng.

Theo Suckhoedoisong

3. Bắc Kinh: Xác nhận các ca nhiễm virus biến chủng tại quận Đại Hưng

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát phòng chống dịch bệnh Bắc Kinh, bà Pang Xinghuo chiều ngày 20-1 cho biết, hai ca Covid-19 tại quận Đại Hưng ngày 17-1 đã được xét nghiệm chuỗi gen virus, kết quả chứng minh đây là nguồn lây nhiễm nhập cảnh. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc đã xác nhận cho biết, đây là các ca nhiễm virus Sars-CoV-2 biến thể mới B 1.1.7 từ Anh.

Bắc Kinh đã xác nhận thêm bảy ca Covid-19 trong ngày 19-1, trong đó có sáu trường hợp trên địa bàn khu Dung Hội, quận Đại Hưng. Với chín ca nhiễm trong ba ngày, Dung Hội đã được nâng mức cảnh báo nguy cơ lây nhiễm từ trung bình lên mức nguy cơ cao vào ngày hôm nay.

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, ông Feng Zijian phát biểu tại buổi họp báo liên ngành Quốc vụ viện chiều 20-1 cho biết, hàng loạt các ca nhiễm từ cuối năm 2020 đến nay đều liên quan đến chuỗi đông lạnh, đặc biệt, đã phân tách được virus tồn tại bên bề mặt bao bì đóng gói sản phẩm hải sản đông lạnh nhập khẩu, cho thấy virus corona có tồn tại sự sống trên bề mặt vật thể và lây lan sang con người.

Ông Feng Zijian khẳng định, từ khi bước vào mùa đông, hàng loạt ca nhiễm tản mát, với mật độ dầy đã được phát hiện trên phạm vi toàn quốc, chủ yếu tập trung tại miền bắc, đông bắc. Tuy không phát hiện lây nhiễm liên tỉnh, nhưng đều được chứng minh là các ca nhiễm nhập cảnh. Điều này buộc các thành phố có giao thương hàng hóa với nước ngoài cần siết chặt quản lý các tuyến giao thông đường thủy, đường không và cả đường bộ.

Thủ đô Bắc Kinh đã nâng mức kiểm soát những người nhập cảnh hoặc di chuyển từ ngoại tỉnh vào thành phố, bằng công thức “14+7 thêm 7”, nghĩa là ngoài 21 ngày quan sách y tế (cách ly bắt buộc tập trung), cần phải thực hiện giám sát sức khỏe thêm bảy ngày nữa.

Sở Giáo dục thành phố đã ra thông báo nghỉ học bảy ngày đối với học sinh mầm non kể từ ngày hôm nay, một số trường cấp tiểu học trở lên cũng đang cân nhắc chuyển học sinh sang trạng thái học trực tuyến.

4. Australia thông tin về 30 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Pfizer ở Na Uy

Những người tử vong đều đã già yếu

Có khoảng 30 trường hợp tử vong được báo cáo trong số những người già yếu ở các viện dưỡng lão Na Uy được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer - BioNTech. Các nhà chức trách Na Uy đánh giá, trong số này, 13 trường hợp tử vong được báo cáo là có khả năng liên quan đến việc tiêm chủng Covid-19.

Ngày 15-1, các nhà chức trách Na Uy cho biết: “Ở Na Uy, chúng tôi đang tiêm phòng Covid-19 cho người già và những người trong viện dưỡng lão mắc các bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng, do đó, dự kiến ​​có thể xảy ra trường hợp tử vong gần với thời điểm tiêm phòng”.

Trung bình mỗi tuần, Na Uy có khoảng 400 người chết trong các viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn.

“Chúng tôi không thể loại trừ rằng các phản ứng bất lợi với vaccine xảy ra trong những ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng (chẳng hạn như sốt và buồn nôn) có thể góp phần vào diễn biến nghiêm trọng hơn và kết quả tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh tiềm ẩn nặng”, nhà chức trách Na Uy thông báo.

Ngày 18-1, ông Steinar Madsen, Giám đốc y tế của Cơ quan Dược phẩm Na Uy (NOMA) cho biết, việc triển khai tiêm vaccine Pfizer vẫn đang tiếp tục.

"Nhưng chúng tôi đã thực hiện một số điều chỉnh để các bác sĩ xem xét. Tất cả những bệnh nhân này đều là bệnh nhân ở viện dưỡng lão, thời gian sống dự kiến ​​rất ngắn. Nếu họ bị bệnh nan y, bác sĩ nên cân nhắc không tiêm phòng cho họ", ông nói.

Trong một tuyên bố, Pfizer cho biết công ty đã biết về các trường hợp tử vong được báo cáo và đang làm việc với NOMA để thu thập tất cả các thông tin liên quan.

Theo bác sĩ trưởng Sigurd Hortemo, thuộc Cơ quan Dược phẩm Na Uy, các báo cáo gợi ý "rằng các phản ứng bất lợi thường gặp đối với vaccine thông tin mRNA như sốt và buồn nôn có thể góp phần dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân yếu".

Nhưng các nhà chức trách cũng cho biết, các nghiên cứu lớn về vaccine Pfizer - BioNTec không bao gồm bệnh nhân mắc bệnh cấp tính hoặc không ổn định, mà chỉ bao gồm một số người trên 85 tuổi.

Bộ trưởng Y tế Australia: Người dân không nên lo lắng

Sau khi có thông tin về những trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer, ngày 17-1, các nhà chức trách Australia cho biết sẽ kiểm tra các báo cáo về phản ứng có hại sau khi tiêm vaccine Pfizer ở Na Uy, nhưng Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết vẫn chưa rõ liệu một số trường hợp tử vong được báo cáo liên quan đến tuổi già hay là do tiêm chủng.

Ông Greg Hunt cho biết, Australia không thay đổi kế hoạch triển khai vaccine của chính phủ và “an toàn là ưu tiên số một của Australia”. Ông hứa sẽ cập nhật tới người dân về bất kỳ thông tin chi tiết nào từ Na Uy.

Theo Bộ trưởng Hunt, người dân Australia nên tin tưởng rằng “chúng tôi đang hoàn toàn kỹ lưỡng” và có “một cơ quan quản lý y tế thận trọng nhưng tập trung cao độ, xem xét tất cả các bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới”.

Mặc dù Cơ quan Quản lý Dược phẩm Australia (TGA) vẫn chưa phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer, nhưng chính phủ nước này gần đây cho biết, quy trình này sẽ hoàn tất vào cuối tháng 1, mở đường cho việc tiêm chủng bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 2.

Bộ trưởng Hunt cho biết ngày 17-1 ông đã nói chuyện với TGA và yêu cầu tổ chức này tìm kiếm thêm thông tin từ Pfizer và các cơ quan quản lý Na Uy.

“Chúng tôi vẫn chưa biết liệu những cái chết có phải do nguyên nhân đơn giản của tuổi tác và những người lớn tuổi phải đối mặt với sự mất mát tự nhiên của cuộc sống hay liệu có bất kỳ nguyên nhân nào, điều đó vẫn chưa được khẳng định”, ông Hunt nói.

Bộ trưởng Y tế Australia khẳng định: “Chúng tôi đang tiến hành rất thận trọng. Vì vậy, không có gì thay đổi trong khung thời gian của chúng tôi tại thời điểm này. Nhưng cơ quan quản lý y tế hoàn toàn được trao quyền để đưa ra các quyết định độc lập”.

Ông Hunt cũng đưa ra một tin tốt từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khi nước này đã tiêm khoảng 1,8 triệu liều vaccine của Pfizer "với kết quả rất tích cực về cả tính an toàn và hiệu quả".

Báo cáo của CDC cho biết, Mỹ chỉ phát hiện 21 trường hợp phản vệ sau khi 1.893.360 liều đầu tiên của vaccine Pfizer-BioNTech được sử dụng, trong đó, 71% hiện tượng sốc phản vệ xảy ra trong vòng 15 phút.

Báo cáo cho biết, không có trường hợp tử vong nào do sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine Pfizer-BioNTech.

Theo Nhandan.com.vn


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

back-to-top.png