Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 23/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 23/01/2021

 CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 23/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. Hai người đàn ông phát hiện mắc COVID-19 sau 19 ngày về nước 

18h ngày 21/1, Bộ Y tế cho biết 24 giờ qua Việt Nam phát hiện 2 ca mắc mới (BN1545-1546) là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Phú Yên. 

Cụ thể: 

 - CA BỆNH 1545 (BN1545): nam, 54 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 11, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. 

- CA BỆNH 1546 (BN1546): nam, 66 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường Trường Thọ, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. 

Ngày 1/1, các bệnh nhân trên từ Mỹ quá cảnh Hàn Quốc nhập cảnh Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VN441, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Phú Yên. Kết quả xét nghiệm ngày 20/1, các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. 

Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. Trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 16 ca dương tính với SARS-CoV-2, được cách ly ngay tại Phú Yên. 

Hiện có hơn 18.600 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly).

Đến 18h ngày 21/1, Việt Nam đã phát hiện 1.546 ca mắc COVID-19. Tổng số ca COVID-19 khỏi bệnh ở nước ta là 1.411 (có 5 ca vừa được công bố khỏi bệnh hôm nay). Có 35 người đã tử vong sau âm tính từ 3-4 lần. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có 31 người đã chuyển âm tính ít nhất một lần với SARS-CoV-2. Việt Nam có 51 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Trong số 1.546 ca mắc COVID-19 ghi nhận được, Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc  do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 553 ca. 

Sáng 21/1, lễ khởi động chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất đã được tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đây là vaccine phòng COVID-19 thứ hai của Việt Nam được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.

TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết dự kiến việc nghiên cứu giai đoạn 1 sẽ tiến hành tuyển chọn 120 người tình nguyện là người khỏe mạnh, chia thành 5 nhóm, trong đó có 3 nhóm vaccine không có tá chất với các mức liều 1mcg, 3mcg, 10mcg và 1 nhóm vaccine mức liều 1mcg có bổ sung tá chất và 1 nhóm giả dược (placebo).

Người tình nguyện tham gia nghiên cứu sẽ được tiêm 2 mũi (tiêm vaccine hoặc tiêm giả dược) cách nhau 28 ngày. Dự kiến, người tình nguyện đầu tiên sẽ được tiêm vaccine thử nghiệm vào tháng 2/2021.

Trước đó, Nano Covax là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của nước ta do Công ty Nanogen sản xuất, được đưa vào tiêm thử nghiệm lâm sàng trên người giai đoạn 1.

Nano Covax đã hoàn tất tiêm mũi 1 ở cả 3 mức liều (25mcg, 50mcg và 75mcg) cho 60 người tình nguyện (mỗi nhóm liều có 20 người tiêm thử nghiệm) và tiêm đủ 2 mũi mức liều 25mcg cho toàn bộ 20 tình nguyện viên. Hiện nay, các tình nguyện viên đều có sức khỏe ổn định sau tiêm.

2.Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Quảng Ninh

Ngày 21/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã thị sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Sân bay quốc tế Vân Đồn, khu cách ly tập trung tại khách sạn Novotel, Bãi Cháy và phòng khám tư nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Thứ trưởng Bộ Y tế, Đỗ Xuân Tuyên thị sát công tác phòng chống dịch tại sân bay Vân Đồn

Qua kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn đã ghi nhận công tác tổ chức tiếp nhận những trường hợp nhập cảnh vào địa bàn đến nơi cách ly rất bài bản. 

Tại các khách sạn, nơi cách ly tập trung, nhân viên khách sạn đều nắm rõ, nắm chắc quy trình thủ tục cách ly.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra việc tiếp nhận trường hợp cách ly tại khách sạn Novotel

Báo cáo Thứ trưởng cùng đoàn công tác của Bộ Y tế, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết: Đặc thù Quảng Ninh là địa bàn tuyến đầu có đường biên giới trên bộ, trên biển tiếp giáp với Trung Quốc; có hệ thống cảng hàng không, đường biển, đường bộ với các hoạt động du lịch, thương mại, sản xuất công nghiệp… Do đó, từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) và gây ảnh hưởng tới Việt Nam, Quảng Ninh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, giữ vững địa bàn "an toàn - ổn định - phát triển". 

Theo đó, 4 tiểu ban cấp tỉnh và 1.500 tổ công tác ở cơ sở và các chốt kiểm soát, tổ tự quản, tuyên truyền lưu động… triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh báo cáo đoàn công tác Bộ Y tế

Đại diện Sở Y tế cho biết thêm, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 cơ sở thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR, trong đó 4 cơ sở xét nghiệm sàng lọc và 1 cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt cho xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2. Năng lực xét nghiệm của tỉnh đảm bảo thực hiện 1.600 mẫu xét nghiệm/ngày.

Đối với chuyên gia nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp nhập cảnh Việt Nam làm việc, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Ngoại vụ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý khu Kinh tế, Ủy ban nhân dân các địa phương (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Hải Hà), Sở Y tế, chịu trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp/đơn vị có nhu cầu đón chuyên gia vào làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Giao Sở Y tế thẩm định hồ sơ, tài liệu có liên quan đến phương án đón, cách ly chuyên gia; Giao Sở Ngoại vụ là đầu mối tiếp nhận thông tin trao đổi, thống nhất với đơn vị đón chuyên gia nước ngoài.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh khẳng định, có được những nỗ lực, kết quả đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh vừa qua nhờ có sự chỉ đạo tích cực từ Trung ương, đặc biệt là Bộ Y tế. 

Từ kết quả đó, đã đóng góp cho tỉnh hoàn thành "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế. GRDP năm 2020 của tỉnh đạt 10,5%, thu ngân sách nhà nước đạt 49.500 tỷ đồng, (vượt 10% dự toán Trung ương giao, vượt 3% dự toán HĐND tỉnh giao đầu năm và tăng 7% so với năm 2019) và đứng thứ 7 toàn quốc.

Thứ trưởng Bộ Y tế - Đỗ Xuân Tuyên đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Quảng Ninh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Quảng Ninh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. "Trước hết, đoàn đánh giá Quảng Ninh đã có sự chỉ đạo đồng bộ quyết liệt từ cấp tỉnh đến cơ sở, công tác tổ chức tiếp nhận đến những nơi cách ly rất bài bản. Tại khách sạn để cách ly tập trung, nhân viên nắm rõ rất chắc quy trình thủ tục cách ly".

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: "Thời gian tới, dự báo tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, đề nghị tỉnh Quảng Ninh tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu tham gia đoàn kiểm tra để tham mưu cho tỉnh có những biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả; thành lập ban chỉ đạo chung tại những địa điểm "nhạy cảm"; tuyên truyền người dân không xuất, nhập cảnh trái phép; thực hiện nghiêm hướng dẫn cách ly, biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở điều trị; kiên quyết xử lý các trường hợp nhập cảnh trái phép..."

3. Số ca tử vong ở Mỹ vượt số tử sĩ trong Thế chiến II

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Texas, Mỹ ngày 4/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tính tới 6 giờ sáng 22/1 (giờ Việt Nam), Mỹ ghi nhận trên 25,1 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 419.000 ca tử vong.

Trước đó, Đại học Johns Hopkins cho biết số ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ đã vượt tổng số binh sĩ nước này thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới II. Số liệu của Bộ Cựu chiến binh Mỹ cho thấy số lính Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới II chỉ là 405.399 người. 

Dân số Mỹ hiện chiếm 4% tổng dân số thế giới, song số ca tử vong do COVID-19 ở nước này cao nhất trên toàn cầu, chiếm tới 20%. 

Tỷ lệ mắc COVID-19 ở Mỹ dường như đã lên tới mức đỉnh mới. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cảnh báo số ca mắc COVID-19 ở nước này có thể sẽ tăng vọt trong những tháng tới do sự lây lan biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Anh. 

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân, với mục tiêu tiêm 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày đầu tiên ông nắm quyền. Để đạt được mục tiêu này, ông Biden có kế hoạch thúc đẩy thiết lập các trung tâm tiêm chủng mới, chuyển đổi từ các phòng tập thể dục, sân vận động và trường học, và sẽ huy động bổ sung 100.000 nhân viên y tế triển khai công tác này.

Ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1, ông Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội tại mọi tòa nhà liên bang và khu vực liên bang. Tân Tổng thống cũng có kế hoạch đưa Mỹ gia nhập trở lại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau khi người tiền nhiệm Donald Trump rút Mỹ khỏi tổ chức này. 

4. Ecuador tiếp nhận lô vaccine đầu tiên

Chính phủ Ecuador thông báo đã tiếp nhận 8.000 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng Pfizer và sẽ triển khai ngay chương trình tiêm chủng một ngày sau đó. Các bác sĩ, nhân viên bệnh viện cùng nhóm những người sống và làm việc trong các trung tâm lão khoa sẽ là những đối tượng được chủng ngừa trước tiên. 

Phát biểu tại sân bay quốc tế Quito trong lễ tiếp nhận lô vaccine trên, Phó Tổng thống María Alejandra Muñoz nhấn mạnh đối với Ecuador đây là một khởi đầu đầy hy vọng của năm 2021 với việc đảm bảo phòng ngừa cho những đối tượng dễ bị tổn thương đầu tiên. Về phần mình, Bộ trưởng Y tế Juan Carlos Zevallos cho hay một phần của lô vaccine trên sẽ được chuyển tới thành phố cảng Guyaquil, một trong những vùng chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 tại quốc gia Nam Mỹ này. Ông cũng cho biết thêm vào cuối tháng 2 tới, Ecuador sẽ nhận thêm 86.000 liều, từ tháng 3 trở đi các lô vaccine tiếp theo sẽ được tiếp tục chuyển tới nước này và được phân phối theo thứ tự, trước tiên là các thành viên của quân đội, cảnh sát, các ngành chiến lược, sau đó là cho tất cả những người dân Ecuador quyết định tự nguyện tiêm phòng.  

Trước đó, Ecuador đã đàm phán mua 18 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của 3 hãng dược Pfizer, AstraZeneca và Covaxx với trị giá khoảng 200 triệu USD nhằm chủng ngừa cho 60% dân số nước này. Chương trình tiêm phòng đại trà của Ecuador dự kiến bắt đầu từ tháng 3 cho tới tháng 10 năm nay. 

Dịch COVID-19 đã khiến 236.189 người tại Ecuador mắc bệnh, trong đó 14.526 người tử vong.

 


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

 

CTY TNHH CD EXIM

 

 

 

 

back-to-top.png