Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 23/06/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 23/06/2021

1. BV Đa khoa Sài Gòn ngưng hoạt động 3 ngày vì phát hiện 5 ca dương tính

5 bệnh nhân đều là nam, đến khám bệnh với các triệu chứng như sốt, đau họng, ho khan, ho đàm, mất vị giác, đau vùng trước xương ức.

Theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, bệnh viện đã phát hiện 5 ca mắc COVID-19 thông qua việc khám sàng lọc bệnh nhân khi đến đây khám chữa bệnh trong khung giờ từ 12h30-16h30 chiều 21/6.

Theo đó, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn ngưng nhận bệnh nhân 3 ngày để khử khuẩn, do trước đó có 5 ca F0 đến khám bệnh dù đã được phân luồng, sàng lọc, cách ly từ đầu.

Được biết 5 bệnh nhân đều là nam, cư trú ở 5  địa chỉ khác nhau, đến bệnh viện khám bệnh với các triệu chứng như sốt, đau họng, ho khan, ho đàm, mất vị giác, đau vùng trước xương ức. Ngay khi đến bệnh viện, các bệnh nhân đã được cách ly, khám sàng lọc, phân luồng tại khu cách ly của bệnh viện và test nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính. 

BV Đa khoa Sài Gòn ngưng hoạt động 3 ngày vì phát hiện 5 ca dương tính - Ảnh 3.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn đã tạm ngưng khám bệnh ngoại trú để tiến hành khử khuẩn, chống dịch COVID-19.

Bệnh nhân thứ nhất (nam, 59 tuổi, ngụ quận 1) nhập viện với lý do sốt, đau họng, ho khan. Bệnh nhân chia sẻ đã uống hai viên panadol, tiền sử chưa ghi nhận dịch tễ, không đi đến nơi có trong danh sách phong tỏa và một tháng qua chưa ra khỏi thành phố.

Bệnh nhân thứ 2 (nam, 48 tuổi, ngụ quận 1) nhập viện do sốt, ho. Cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân ho khan, sau đó ho nhiều hơn kèm sốt, mất vị giác, đau vùng trước xương ức và khạc đàm trắng lượng vừa. Bệnh nhân có tiếp xúc với F0 là người cháu.

Bệnh nhân thứ 3 (nam, 30 tuổi, ngụ quận 1) đến khám để thay băng nhọt thái dương, đau họng sáng 21-6, không sốt.

Bệnh nhân thứ 4 (nam, 21 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh). 2 ngày trước khi đi khám bệnh, bệnh nhân đột ngột đau họng mức độ vừa, tự uống thuốc nhưng không đỡ, không có các dấu hiệu ho, sốt, khó thở, mất vị giác, khứu giác.

Theo lời khai của bệnh nhân, bệnh nhân ở kế hẻm đang bị phong tỏa, từng ngồi chung phòng với một người có test nhanh dương tính, 3-4 tuần trước có đi chụp X-quang ở 1 phòng khám tại quận 3.

Bệnh nhân thứ 5 (nam, 57 tuổi, ngụ quận 7). Bệnh nhân đến khám do đột ngột đau họng đã 3 ngày kèm ho đàm, không sốt, không mất vị giác, khứu giác. Bệnh nhân khai từng ngồi chung phòng một bệnh nhân test nhanh dương tính, mỗi sáng chở vợ đi chợ Bình Điền.

Đến sáng nay (22/6), tất cả đều có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 và đã được chuyển đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Theo bác sĩ bác sĩ Nguyễn Khắc Vui - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, tất cả các ca mắc COVID-19 này đều được phát hiện chủ động từ lúc vào đến lúc phát hiện mắc COVID-19. Bệnh viện đã chủ động kích hoạt quy trình sàng lọc theo đúng quy định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, hiện bệnh viện tạm ngưng khám bệnh ngoại trú 3 ngày, đồng thời tiếp tục rà soát lại tất cả quy trình. 

Qua trích xuất camera, xác định có 5 nhân viên y tế tiếp xúc gần, thực hiện khai báo y tế và khám sàng lọc cho các bệnh nhân này, tất cả đều mặc đồ bảo hộ lúc làm nhiệm vụ. Sau khi test nhanh các nhân viên này đều có kết quả âm tính SARS-CoV-2, tuy nhiên bệnh viện vẫn tiếp tục xét nghiệm tầm soát lần 2 khẳng định, cùng toàn bộ nhân viên bệnh viện theo kế hoạch.

Sau công tác xử lý này, trong ngày mai, bệnh viện sẽ xin chỉ đạo của Sở Y tế TP.HCM để mở cửa hoạt động trở lại.

Theo Giadinh.net.vn

2.  Trở nặng sau 2 ngày mắc COVID-19, người phụ nữ 36 tuổi hồi phục ngoạn mục dù phải lọc máu tới 6 lần

Có tiền sử khoẻ mạnh, nữ công nhân V.T.L (36 tuổi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn) không ngờ trở nặng khi vừa xác định dương tính SARS-CoV-2.

Chị L biết mình dương tính hôm 10/5. Hai ngày sau, chị được chuyển từ Bắc Giang đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương do vẫn sốt cao, ho nhiều, khó thở tăng dần.

Tại Khoa Cấp cứu, các bác sĩ đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng. Việc tự hít thở qua mặt nạ oxy không đảm bảo an toàn cho các chức năng sống của bệnh nhân. Các bác sĩ bắt buộc phải can thiệp đặt ống thở và cài đặt thở máy cho bệnh nhân. 

Sau can thiệp bệnh nhân được chuyển đến đơn vị chăm sóc tích cực Khoa Hồi sức tích cực hôm 18/5.

Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, SARS-CoV-2 tấn công nữ công nhân trẻ, làm phổi tổn thương nghiêm trọng, suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh. 

Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định truyền thuốc tăng cường miễn dịch Imunoglobulin đường tĩnh mạch. Điều này sẽ giúp cơ thể người bệnh sinh kháng thể IgG chống lại virus, tạo miễn dịch thụ động với SARS-CoV-2.

Sau 2 ngày hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, thở máy xâm nhập, và sau truyền tĩnh mạch 15 lọ thuốc Immunoglobin, nữ bệnh nhân vẫn còn sốt cao, tình trạng vẫn nguy kịch, tổn thương phổi nặng nề. Bệnh nhân được lọc máu liên thụ hấp phụ độc tố với màng lọc đặc biệt, cải thiện chức năng phổi.

Trở nặng sau 2 ngày mắc COVID-19, người phụ nữ 36 tuổi hồi phục ngoạn mục dù phải lọc máu tới 6 lần - Ảnh 2.

Chị V.T.L khoẻ mạnh, được ra viện sau hơn 1 tháng điều trị COVID-19 diễn biến nặng.

 Sau 3 lần lọc máu liên tiếp và 14 ngày thở máy chế độ đặc biệt với bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển, đến ngày 22/5, bệnh nhân đã bắt đầu có tiến triển khá hơn nhưng rất chậm. 

Bệnh nhân được chỉ định mở khí quản, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, phối hợp thuốc bổ trợ cơ thể, truyền máu và chế phẩm máu, tiếp tục lọc máu hấp phụ độc tố bằng màng lọc đặc biệt thêm 3 lần nữa.

Kết quả sau 6 lần lọc máu, kết hợp nhiều điều trị tối ưu nhất bệnh nhân có tiến triển khá hơn, chức năng phổi tốt lên nhiều. Đến ngày 13/6, sau gần 30 ngày chăm sóc toàn diện, tích cực, bệnh nhân được rút ống mở khí quản, tự thở oxy kính. 

Bác sĩ tiếp tục điều trị bổ trợ, điều dưỡng tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân, thường xuyên động viên và chia sẻ về tinh thần.

Đến ngày hôm nay, 22/6, bệnh nhân khỏe mạnh hoàn toàn, xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 6 lần liên tiếp và được xuất viện chiều cùng ngày.

TS Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, nhận định trong đợt dịch lần thứ tư này có nhiều ca bệnh dưới 40 tuổi không có bệnh nền nhưng diễn biến nặng và nguy kịch. 

Việc điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân cần tổng hợp các phác đồ: hồi sức tích cực, theo dõi sát sao, chăm sóc toàn diện, miễn dịch thụ động, bổ trợ nâng cao thể trạng. Những trường hợp bệnh diễn biến nặng kịch phát như trường hợp ca bệnh này, thì nguy cơ tử vong luôn thường trực..

Được biết, chị V.T.L là bệnh nhân nguy kịch thứ 13 được điều trị khỏi ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Cùng với ca bệnh này, còn có 8 bệnh nhân nữa cũng được xuất viện trong ngày hôm nay.

Tiểu ban Điều trị chiều 22/6 cho biết hiện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có khoảng gần 180 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị. Trong số này có 21 ca nặng phải thở oxy, 19 ca nguy kịch phải thở máy, 3 ca nguy kịch phải chạy ECMO.

Theo Giadinh.net.vn

3. Nghệ An triển khai hệ thống Robot Call truy vết COVID-19

Để cập nhật kịp thời dữ liệu sức khỏe của người dân và phát hiện những ai có triệu chứng dịch, Nghệ An vừa triển khai ứng dụng Robot Call.

Ngày 22/6, thông tin từ Sở Y tế Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần dịch vụ và giải pháp dữ liệu Vbee, Công ty dịch vụ Mobifone Khu vực 6 và các doanh nghiệp Viễn thông trên địa bàn tỉnh triển khai ứng dụng hệ thống Robot Call tự động gọi điện hỏi thăm sức khoẻ và cập nhật thông tin y tế tới người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Nghệ An triển khai hệ thống Robot Call truy vết COVID-19 - Ảnh 2.

Ứng dụng Robot Call được Sở Y tế Nghệ An triển khai.

Robot Call hoạt động như những nhân viên y tế gọi điện tới từng người dân, đặc biệt người dân trong vùng dịch để hỏi thăm về sức khỏe cũng như cập nhật các thông tin y tế. Từ đó phân tích và tự động xuất danh sách đề xuất những ai có triệu chứng bệnh để ngành y tế kịp thời nắm bắt, tổ chức xét nghiệm.

Bênh cạnh đó, người dân cũng có thể gọi vào tổng đài 093.68.37.115 để khai báo các thông tin về tình hình sức khoẻ của bản thân. Các "nhân viên Robot" sẽ tự động ghi nhận cập nhật thông tin của bạn 24/7, đồng thời tổng hợp và gửi báo cáo tới ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh.

Ngoài việc gọi ra để hỏi thăm sức khỏe và truyền thông việc cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone thì tổng đài còn có thể tiếp nhận các cuộc gọi để người dân khai báo y tế nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19.

Để triển khai có hiệu quả thống này, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An đề nghị người dân nghe điện thoại từ số hotline 093.68.37.115 hoặc hiển thị tên "So Y te NA" và trả lời các thông tin một cách đầy đủ và trung thực nhất.

Sở Y tế Nghệ An thông tin thêm, đây cũng là cách chúng ta chung tay để giúp ngành Y tế nói riêng và toàn dân nói chung đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 đang có dấu hiệu lây lan nhanh trong tỉnh những ngày qua.

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đề nghị người dân hãy tuân thủ các quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 mà Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã ban hành.

Theo Giadinh.net.vn


 Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png