Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 24/08/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 24/08/2021

1.Đề nghị thông quan nhanh nhất cho 31 triệu liều vaccine Pfizer, không ảnh hưởng chất lượng

Trong năm 2021, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ nhận trên 31 triệu liều vaccine Pfizer, đề nghị các cơ quan hỗ trợ thông quan nhanh nhất cho lô vaccine để không ảnh hưởng đến chất lượng.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vừa có công văn khẩn gửi các cơ quan hữu quan, trong đó có Cục Hải quan TP.HCM, Chi cục hải quan Cửa khẩu Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh TP.HCM, Sở Giao thông vận tải TP HCM, Sở Y tế TP HCM… về việc hỗ trợ thông quan vaccine COVID-19 của Pfizer.

Lãnh đạo Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong năm 2021, đơn vị này được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tiếp nhận hơn 31 triệu liều vaccine Comirnaty của hãng Pfizer/BioNTech sản xuất tại Bỉ.

Đề nghị thông quan nhanh nhất cho 31 triệu liều vaccine Pfizer, không ảnh hưởng chất lượng - Ảnh 1.

Đến nay, Việt Nam đã có hợp đồng mua 51 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer, bao gồm 20 triệu liều dành cho vị thành niên 12-18 tuổi.

Cơ quan này cam kết tuân thủ đầy đủ quy định về việc xin giấy phép nhập khẩu cũng như các yêu cầu khác của Bộ Y tế khi nhập khẩu vaccine COVID-19. Tuy nhiên, việc bảo quản vaccine trong quá trình vận chuyển cũng như thực hiện các thủ tục hải quan cần tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt, đảm bảo không ảnh hưởng chất lượng vaccine.

Vì vậy, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các cơ quan hữu quan xem xét hỗ trợ trong quá trình thông quan, đảm bảo duy trì nhiệt độ âm sâu theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển; thông quan nhanh nhất để không ảnh hưởng nhiệt độ bảo quản; đảm bảo được bổ sung đá khô lạnh trong trường hợp bị hao đá.

Đặc biệt, Viện này khuyến cáo không mở kiểm thực tế hàng hóa trừ trường hợp có yêu cầu khẩn cấp đặc biệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp bắt buộc phải mở kiểm tra, cần phải đảm bảo tổng thời gian mở kiểm không quá 3 phút.

Vaccine Pfizer được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp có điều kiện từ ngày 12/6 vừa qua với các lô sản xuất tại Bỉ và Đức. Ngày 21/8, Việt Nam tiếp tục cấp phép bổ sung thêm vaccine Pfizer sản xuất từ Mỹ.

Đến nay, Việt Nam đã có hợp đồng mua 51 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer, bao gồm 20 triệu liều dành cho vị thành niên 12-18 tuổi.

Lô vaccine phòng COVID-19 Pfizer đầu tiên về Việt Nam từ tháng 7/2021 và sau đó đều về thêm hàng tuần, tuy nhiên số lượng còn hạn chế.

Theo kế hoạch trước đây, vaccine Pfizer sẽ về nhiều vào quý IV/2021, nhưng sau cuộc điện đàm tối ngày 20/8 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với ông Albert Bourla - Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty Pfizer, phía Pfizer cam kết sẽ nỗ lực hết sức, tìm mọi phương án để đẩy nhanh tiến độ giao vaccine cho Việt Nam trong tháng 8, tháng 9 và quý IV/2021; sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam được nhận chuyển nhượng và các hình thức chuyển giao vaccine khác từ các quốc gia; tích cực ủng hộ Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam về vaccine.

Hiện tại Pfizer là vaccine đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép đầy đủ hoàn toàn (không phải chỉ trong trường hợp khẩn cấp).

Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, Bộ Y tế cho phép phối hợp tiêm mũi 2 vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần). Những người đã tiêm vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại.


Theo Giadinh.net.vn

2. Bộ Y tế tiếp tục "nghiêm cấm thu tiền" từ tiêm vaccine COVID-19

 Bộ Y tế nhấn mạnh: Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Sáng 24/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký văn bản số 1242/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các Trường Đại học về việc chấn chỉnh công tác tiêm chủng vaccine COVID-19.

Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu "nghiêm cấm thu tiền từ" tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

Bộ Y tế nhấn mạnh: Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực troSuckhoedoisong.cng việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Công văn này cho biết ngày 31/7/2021, Bộ Y tế đã có Công điện số 1131/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các Trường Đại học về việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo đúng Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 hoàn toàn miễn phí; 

Không thu tiền; không nhận "bồi dưỡng" từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Tuy nhiên, qua phản ánh trên phương tiện truyền thông cho thấy cho thấy tại một số cơ sở tiêm chủng vẫn có hiện tượng thu tiền để được tiêm chủng vaccine; Việc làm này không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế; do đó Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) điện:

Thủ trưởng các Đơn vị được phân công tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả và miễn phí cho đối tượng tiêm chủng, nghiêm cấm việc thu tiền từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng (với bất kỳ hình thực nào). 

"Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật"- Văn bản của Bộ Y tế nêu rõ.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ.

Đến thời điểm này, Việt Nam tiếp nhận khoảng trên 23 triệu liều vaccine COVID-19 từ các nhiều nguồn khác nhau, trong đó nhiều nhất là vaccine của AstraZeneca.

Thông tin trên Cổng tiêm chủng quốc gia cho thấy đến 11h trưa nay đã có 17,681,834 liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm chủng trên toàn quốc.

Theo Suckhoedoisong.vn

3.Hơn 300.000 viên thuốc Molnupiravir điều trị F0 có kiểm soát tại nhà và cộng đồng về TP HCM 

Lô hàng thuốc kháng virus- thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên với hơn 300.0 00 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam phục vụ điều trị F0 tại nhà và cộng đồng ở TP HCM. Các lô thuốc tiếp theo sẽ nhanh chóng được cung ứng.

Theo thông tin từ Bộ Y tế trưa ngày 23/8, hiện nay, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng cho việc tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9/2021 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg). 

Song song, lô hàng thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên hơn 300. 000 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam trong ngày 23/8/2021. 

Dự kiến ngày 28/08/2021 thêm 1.700.000 viên 200mg đủ cho 50.000 liều sẽ được đưa về. Đồng thời các lô thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong chương trình trong đầu tháng 9/2021.

Hôm nay: Hơn 300.000 viên thuốc Molnupiravir điều trị F0 có kiểm soát tại nhà và cộng đồng về TP HCM  - Ảnh 2.

Hơn 300.000 viên thuốc Molnupiravir cho chương trình thí điểm điều trị F0 có kiểm soát tại nhà và cộng đồng ở TP HCM về đến TPHCM trong hôm na

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, chiến lược hỗ trợ người bệnh F0 điều trị tại nhà và cộng đồng được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. 

Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về quản lý, chăm sóc, điều trị, đảm bảo để các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng được tiếp cận, chăm sóc điều trị một cách tốt nhất.

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong; 

Căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir tại cơ sở y tế, Bộ Y tế và Sở Y tế TP HCM sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng, dự kiến bắt đầu vào 25/8/2021 tại TP HCM.

Trong chương trình, các trường hợp mắc COVID-19 (kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR hoặc kit xét nghiệm nhanh tại nhà) có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình, và sau khi đồng ý tự nguyện tham gia chương trình bằng văn bản, sẽ được phát 1 túi thuốc home-based care

Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ. 

Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân sẽ được đánh giá về tỉ lệ âm tính với virus SARS-CoV-2 và tỉ lệ bệnh không diễn tiến sang mức độ nặng hơn. 

Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân sẽ được theo dõi về triệu chứng của bệnh COVID-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc. 

Việc triển khai cũng như các kết quả của chương trình sẽ được ghi nhận, đánh giá và tổng kết bởi các chuyên gia, cán bộ y tế theo một đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.

Chương trình có sự đồng hành, tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, tập đoàn trong nước, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, các Tổ phản ứng nhanh, Trạm y tế lưu động tại các quận, huyện của TP HCM và các đơn vị liên quan khác.

Dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dược phẩm tiếp xúc, đàm phán với các đối tác có bản quyền để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc Molnupiravir và đề nghị MERCK và các hãng dược phẩm khác khẩn trương nộp hồ sơ về Bộ Y tế để xem xét, cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 trong điều kiện khẩn cấp.

Bộ Y tế đồng thời tiếp tục thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa các thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng Remdesivir về Việt Nam để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân

Theo Suckhoedoisong.vn


   Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

back-to-top.png