Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 27/01/2021

Tin tức Khẩu trang Y tế ngày 27/01/2021

CDEXIM tổng hơp Tin tức liên quan đến Khẩu trang Y tế ngày 27/01/2021, giúp các bạn có những thông tin mới nhất và chính xác nhất từ các nguồn thông tin uy tín

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]


1. WHO khuyến cáo nhóm người không nên tiêm vaccine Covid-19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thời gian này, phụ nữ mang thai và những người dưới 18 tuổi không nên tiêm vaccine Covid-19 do Mỹ sản xuất.

WHO khuyến cáo phụ nữ có thai, người dưới 18 tuổi không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Moderna, Pfizer-BioNTech
 trước khi có thêm dữ liệu đánh giá. Ảnh: Reuters.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới về sử dụng vaccine Covid-19 của Moderna. Hướng dẫn này do nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO (SAGE) đưa ra.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên tiêm vaccine này, trừ khi họ là nhân viên y tế hoặc người có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 rất cao.

“Mang thai khiến phụ nữ có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. Hiện tại, chúng tôi không khuyến khích sử dụng vaccine này cho phụ nữ mang thai”, tài liệu của WHO ghi. Theo Giám đốc phụ trách tiêm phòng của WHO, Kate O'Brien, họ cần phải thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của Moderna trên phụ nữ có thai.

Ngoài ra, những nhóm sau đây cũng không được khuyến khích tiêm chủng:

- Những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine. Họ không nên dùng loại này và bất kỳ vaccine nào điều chế theo nguyên tắc mRNA.

- Vaccine được khuyến cáo dùng cho người cao tuổi do có nguy cơ mắc Covid-19 nặng và tử vong cao. Những người cao tuổi có sức khỏe yếu, khả năng sống sót ngắn cần được đánh giá riêng trước khi tiêm phòng.

- Không tiêm phòng vaccine cho người dưới 18 tuổi trước khi có kết quả nghiên cứu sâu hơn.

Báo cáo cũng nhấn mạnh vaccine nên được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày hoặc lên đến 42 ngày nếu cần thiết.

Trước đó, WHO cũng đưa ra hướng dẫn về vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech. Theo hướng dẫn này, trẻ em dưới 16 tuổi (kể cả những trường hợp có nguy cơ cao), phụ nữ mang thai và cho con bú, người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine không nên tiêm chủng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ và Ủy ban Cố vấn độc lập về thực hành tiêm chủng cho biết hiện họ không có bằng chứng cho thấy hai vaccine này có phù hợp với phụ nữ mang thai hay không.

Với trường hợp bắt buộc phải tiêm phòng vaccine, WHO khuyến cáo phụ nữ nên ngừng cho con bú sau khi tiêm để tránh những hậu quả khó lường có thể xảy ra. Bởi đến nay, họ chưa có đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định điều này. Ngoài ra, cơ quan này cũng không khuyến khích các du khách quốc tế tiêm vaccine Covid-19 và lấy đó làm "hộ chiếu" để xuất, nhập cảnh.

Nguồn: Zing News

2. Biến thể COVID-19 nguy hiểm thế nào?

Các quan chức y tế Mỹ đang rất lo lắng về các biến thể virus gây COVID-19 đã được phát hiện ở Mỹ và tác động của việc này trong những tháng tới. Tuy nhiên, chuyên gia nói một số vắc-xin có thể có hiệu quả.

“Chúng tôi đã thấy những gì xảy ra ở các quốc gia vốn kiểm soát dịch tương đối tốt, sau đó các biến thể này xuất hiện và lây lan nhanh chóng, và rồi các bệnh viện trở nên quá tải”, chuyên gia y tế Leana Wen nói với CNN.

Chủng virus lần đầu tiên được tìm thấy ở Anh mới được phát hiện ở một bệnh nhân nam người Mỹ không có tiền sử du lịch

 Các quan chức ở bang Minnesota, Mỹ thông báo hôm đầu tuần rằng họ đã phát hiện ra biến thể P.1 trong cơ thể một du khách đến từ Brazil. Đây là một trong bốn biến thể virus đang được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) theo dõi chặt chẽ vì dường như dễ lây lan hơn. Các quan chức CDC cũng cho biết một biến thể khác - được gọi là B.1.1.7, lần đầu tiên được phát hiện ở Anh - đã xuất hiện ở hơn 20 bang của nước Mỹ.

Trong khi Mỹ dường như đang đi đúng hướng khi 42 bang báo cáo tỷ lệ lây nhiễm có xu hướng giảm, thành tựu này có thể tiêu tan nếu các biến thể mới tồn tại trong cộng đồng, chuyên gia Wen nói.

Chuyên gia hàng đầu ở Mỹ về dịch bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci nói với CNN rằng tin tốt lành là một số loại vắc xin COVID-19 hiện tại có thể có hiệu quả trong việc chống lại các biến thể mới.

Hãng dược phẩm Moderna cho biết hôm đầu tuần rằng vắc xin của họ đã tạo ra kháng thể vô hiệu hóa các biến thể COVID-19 lần đầu tiên được tìm thấy ở Anh và Nam Phi, theo tin của Reuters. Tuy nhiên, hãng sẽ thử nghiệm một loại vắc-xin tăng cường mới nhằm vào biến thể Nam Phi sau khi kết luận rằng phản ứng kháng thể có thể giảm.

Công ty cho biết trong một thông cáo báo chí rằng họ không thấy sự giảm phản ứng kháng thể chống lại biến thể được tìm thấy ở Anh. Đối với biến thể Nam Phi, các chuyên gia của Moderna nhận thấy phản ứng kháng thể giảm nhưng vẫn tin rằng chế độ tiêm hai liều của họ sẽ phát huy tác dụng tốt.

Việc xuất hiện các biến thể virus mới ở Anh, Nam Phi và Brazil đã tạo ra một số lo ngại rằng các đột biến trong virus có thể làm cho vắc- xin kém hiệu quả hơn.

Moderna cho biết họ đang xem xét liệu một mũi tiêm nhắc lại - một trong hai loại vắc-xin hiện có hoặc một loại mới được bào chế để chống lại biến thể Nam Phi - có thể được cung cấp trong tương lai nếu có bằng chứng cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin tiêm lần đầu giảm.

Chủ tịch Moderna, Stephen Hoge, nói tại một hội nghị: “Virus sẽ không ngồi yên. Mặc dù dường như vắc xin của chúng tôi ngăn chặn tốt các chủng virus hiện tại... nhưng điều quan trọng là chúng ta phải luôn cảnh giác và phát triển các công cụ và biện pháp đối phó tiềm năng cho phép tiếp tục đẩy lùi đại dịch”.

Moderna cho biết họ hy vọng loại vắc-xin hiện tại của họ sẽ duy trì khả năng bảo vệ trong ít nhất một năm sau khi hoàn thành liệu trình tiêm hai liều.

Hãng dược Pfizer Inc của Mỹ và BioNTech SE của Đức nói các thử nghiệm cho thấy vắc-xin của họ có hiệu quả chống lại biến thể được tìm thấy ở Anh, nhưng chưa tiết lộ kết quả đối với biến thể Nam Phi.

Nước giàu hãy “nhả vắc xin ra”

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm qua kêu gọi các quốc gia giàu có ngừng tích trữ số vắc-xin COVID-19 mà họ đã đặt hàng nhưng chưa cần ngay lập tức, nói rằng thế giới cần phải hành động cùng nhau để chống lại đại dịch.

Tại một cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Ramaphosa phát biểu: “Những nước đã tích trữ vắc-xin hãy nhả ra số thuốc này để các quốc gia khác có thể tiếp cận được”. “Các nước giàu có trên thế giới đã mua số lượng lớn vắc xin. Một số nước thậm chí tích trữ gấp bốn lần nhu cầu ... khiến các quốc gia khác không còn cơ hội”.

Nguồn: TienPhong

3. Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á vượt ngưỡng 1 triệu ca mắc Covid-19

Số ca mắc Covid-19 tăng đột biến trong thời gian qua khiến Indonesia trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á vượt ngưỡng 1 triệu ca mắc Covid-19.

600 nhân viên y tế Indonesia tử vong do Covid-19


Theo số liệu của Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Indonesia, trong vòng 24 giờ qua, Indonesia có thêm 13.094 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của quốc gia này lên thành 1.012.350 ca, trong đó có 28.468 người đã tử vong. 

Sau Indonesia, Philippines và Malaysia là hai quốc gia lần lượt xếp vị trí thứ hai và thứ 3 ở Đông Nam Á về số ca mắc Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia, ông Budi Gunadi Sadikin cho biết, đã có 600 nhân viên y tế tử vong trong cuộc chiến chống đại dịch.

Các bệnh viện chỉ định về Covid-19 tại Indonesia đã đạt 80% công suất. Ngoài bệnh viện, khu chôn cất nạn nhân của đại tịch toàn cầu này cũng bắt đầu được lấp đầy.

Bộ Y tế Indonesia kêu gọi các bên liên quan và người dân làm việc chăm chỉ, giữ kỷ luật trong các giao thức y tế để ngăn chặn đại dịch/.

Hương Trà/VOV-Jakarta

4. Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Thái Lan tăng kỷ lục

Ngày 26-1, Trung tâm Xử lý tình huống dịch Covid-19 của Thái Lan (CCSA) công bố số liệu dịch mới nhất cho thấy trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 959 ca nhiễm mới, lập kỷ lục mới về số ca nhiễm mới trong ngày kể từ khi đại dịch bùng phát ở Thái Lan.

Các nhân viên phòng dịch đang khử trung tại Khu chợ hải sản trung tâm ở tỉnh Samut Sakhon. (Ảnh: Bưu điện Bangkok)

Ông Taweesilp Visanuyothin, người phát ngôn CCSA cho biết, số ca nhiễm Covid-19 mới cao như vậy là kết quả của việc đẩy mạnh việc xét nghiệm trong cộng đồng với 848 ca lây nhiễm trong cộng đồng được mới phát hiện.

Trong số đó, có tới 844 ca được phát hiện tại tỉnh Samut Sakhon, tâm điểm của làn sóng bùng phát dịch thứ hai, với 760 ca là lao động nhập cư và 84 người Thái.

Ngoài ra, số ca mới được xác nhận từ các bệnh viện là 89 người, bao gồm 70 ca ở tỉnh Samut Sakhon và 17 ca ở thủ đô Bangkok.

Đồng thời, nhà chức trách Thái cũng ghi nhận thêm 22 ca nhập cảnh có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 trong vòng một ngày qua.

Như vậy, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Thái Lan hồi đầu năm 2020 đến nay, Thái Lan đã phát hiện tổng cộng 14.646 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 10.892 ca (chiếm 74,34%) đã hồi phục và còn 3.679 ca vẫn đang điều trị. Tổng số ca tử vong do Covid-19 ở nước này hiện đang ở con số 75 người.

Trước đó, ngày 25-1, trợ lý người phát ngôn của CCSA Apisamai Srirangsun, cho biết, các quan chức y tế sẽ đẩy mạnh việc xét nghiệm Covid-19 tại tỉnh Samut Sakhon, với mục tiêu từ nay cho đến hết tháng sẽ xét nghiệm mỗi ngày 10 nghìn ca. Việc chủ động tìm kiếm ca lây nhiễm cũng sẽ được tăng cường và như vậy số ca nhiễm rất có thể sẽ tăng cao.

Bà Apisamai Srirangsun nói: “Với mục tiêu xét nghiệm khoảng 10 nghìn người mỗi ngày, rất có thể mỗi ngày sẽ có thêm 800 ca nhiễm Covid-19 mới”.

Tiến sĩ Apisamai cũng khẳng định cơ sở hạ tầng y tế của tỉnh Samut Sakhon sẽ đủ khả năng để điều trị các ca nhiễm Covid-19 bởi ngoài 1.091 giường bệnh đã được thiết lập tại bệnh viện dã chiến của tỉnh, sẽ có thêm 400 giường bệnh mới được bổ sung ngày hôm nay và 1.000 giường bệnh khác được bổ sung vào cuối tuần này. Một công ty tư nhân trong tỉnh cũng đã đồng ý cho phép sử dụng nhà máy của họ để chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến có thể lắp đặt 2.000 giường bệnh.

Bà Apisamai cũng cho biết CCSA sẽ làm việc với chính quyền một số tỉnh để xem xét nới lỏng các hạn chế, đồng thời siết chặt kiểm soát tại một số tỉnh khác, đặc biệt là các tỉnh được xếp vào vùng đỏ.

CCSA, căn cứ trên các khuyến cáo từ Bộ Y tế, sẽ đưa ra quyết định sẽ nới lỏng các hạn chế như thế nào. Tờ Bưu điện Bangkok dẫn một nguồn tin từ chính phủ cho biết, dự kiến đến cuối tuần này, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, với vai trò là Chủ tịch CCSA, sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về khả năng nới lỏng các hạn chế chống dịch.

Nguồn: NhanDan

5. WHO ban hành hướng dẫn điều trị COVID-19 mới

Phát biểu tại cuộc họp báo của Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn WHO Margaret Harris cho biết hướng dẫn mới cũng bao gồm những thông tin mới cập nhật như các bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà cũng nên được chỉ định dùng thiết bị đo nồng độ oxy để phát hiện kịp thời phát hiện những bất thường trong điều trị tại nhà và tránh nguy cơ phải nhập viện.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 bằng máy bay tại sân bay quân sự ở Santiago, Chile ngày 25/1. Ảnh: AFP/TTXVN

WHO cũng khuyên các đội ngũ điều trị đặt bệnh nhân nằm sấp, giúp cải thiện lưu thông oxy trong cơ thể. Trong hướng dẫn mới, WHO khuyến nghị nên dùng thuốc chống đông máu liều thấp để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu. Tuy nhiên, WHO lưu ý chỉ dùng liều thấp vì nếu dùng liều cao sẽ dẫn tới những vấn đề khác.

Ngoài ra, bà Harris cũng cho biết một nhóm chuyên gia độc lập do WHO dẫn đầu, hiện đang có mặt ở thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, sẽ hoàn tất thời gian cách ly trong 2 ngày tới. Sau đó, nhóm sẽ để bắt đầu nghiên cứu về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 tại nơi phát hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên ở người hồi tháng 12/2019.

Bà Harris từ chối bình luận các thông tin về sự chậm trễ trong triển khai vaccine ở Liên minh châu Âu (EU). Bà cho biết không có dữ liệu cụ thể và ưu tiên của WHO là tất cả nhân viên y tế ở mọi quốc gia cần được tiêm chủng trong 100 ngày đầu tiên của năm.

Lê Ánh (TTXVN

 

 


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png