TP.HCM sẵn sàng nguồn lực ứng phó khi ca mắc quay trở lại

TP.HCM sẵn sàng nguồn lực ứng phó khi ca mắc quay trở lại

Ngày 13/8, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản gửi đến các bệnh viện công lập và ngoài công lập, trung tâm y tế, quận, huyện, TP Thủ Đức và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) về việc sẵn sàng công tác thu dung điều trị COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Sở Y tế TP HCM cho biết, theo báo cáo hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về diễn tiến tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu, lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam lại có tên trong danh sách các quốc gia có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất toàn cầu.

Cụ thể, tính trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam là một trong số các quốc gia có số ca mắc mới cao trong tuần chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, dù có số ca mắc cao nhưng Việt Nam lại không phải là quốc gia có số tử vong mới cao. Các nước có số tử vong mới cao nhất trong tuần là: Mỹ (2.764 ca), Brazil (1.445 ca), Ý (1.059 ca), Nhật Bản (1.002 ca), Tây Ban Nha (654 ca).

Nếu xét riêng trong phạm vi các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam cũng không có tên trong danh sách các nước có số ca tử vong mới cao của khu vực.

Theo số liệu ca mắc mới hằng ngày của Bộ Y tế và báo cáo của HCDC về số ca mắc mới tại TP.HCM cho thấy số ca mắc mới và số ca nặng trên địa bàn Thành phố đang có xu hướng tăng trở lại.

TP.HCM: Sẵn sàng nguồn lực ứng phó COVID-19 khi ca mắc tăng trở lại - Ảnh 1.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện tăng cường rà soát nguồn nhân lực, sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19.

Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế đề nghị tất cả bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn chủ động rà soát nguồn lực về nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân... để sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu tăng trở lại.

Đồng thời, các đơn vị phải tổ chức tập huấn và tập huấn lại các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong môi trường bệnh viện, hướng dẫn điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế tại đơn vị. Rà soát, bảo đảm sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, phương tiện phòng hộ cá nhân, vật tư tiêu hao, sinh phẩm xét nghiệm... cho việc điều trị người bệnh COVID-19.

Tăng cường hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành. Đối với bệnh nhân là người lớn, cần hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới còn trẻ trẻ em sẽ cần hội chẩn với 3 bệnh viện nhi của Thành phố. Sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 khi số ca COVID-19 nặng gia tăng.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có trách nhiệm chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn để sẵn sàng kích hoạt lại bệnh viện khi có yêu cầu của Sở Y tế. Chủ động xây dựng các tình huống tương ứng với các kịch bản về số ca nặng cần thu dung, điều trị tại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 và báo cáo về Sở Y tế.

HCDC sẽ chịu trách nhiệm tăng cường giám sát ca bệnh qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (CDS), kết nối với nền tảng số quản lý COVID-19. Đồng thời rà soát, củng cố hệ thống xét nghiệm để kịp thời dự báo và báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố.

Các Trung tâm y tế, phòng y tế quận, huyện và TP Thủ Đức kịp thời tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch tuyến huyện, chịu trách nhiệm triển khai hiệu quả công tác phát hiện, quản lý và chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà và các biện pháp phòng chống lây lan theo quy định.

Trạm y tế phường, xã, thị trấn, các phòng khám tư tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19, tham gia triển khai các điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 khi có yêu cầu, tiếp tục triển khai công tác chăm sóc và quản lý người mắc COVID-19 tại nhà qua nền tảng số quản lý COVID-19.

TP.HCM vẫn nằm trong danh sách các tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ thấp nhất

 

Sở Y tế TP.HCM cho biết, nếu so sánh kết quả tiêm của ngày 10/8 với 7 ngày trước (3/8) thì tổng số mũi tiêm cho trẻ em trên địa bàn thành phố vẫn không đạt như mong đợi. Cụ thể là số mũi tiêm của ngày 10/8 là 14.269 mũi, chỉ đạt 76% so với ngày 3/8.

"Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em chưa thật sự cải thiện trong lúc Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới nêu tên trở lại trong danh sách các nước có số ca mắc cao nhất. Điều này thật sự đáng lo ngại", lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho hay.

TP.HCM vẫn nằm trong danh sách các tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ thấp nhất - Ảnh 1.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại TP.HCM. Ảnh: Kim Vân

Theo Sở Y tế TP.HCM, đa số các quận, huyện đều có số lượt tiêm giảm so với tuần trước, đặc biệt là Quận 11, Quận 1 có số lượt tiêm chưa đến 100 lượt/ngày, mặc dù Sở Y tế ghi nhận có một số quận, huyện đã có sự thay đổi đáng kể về số lượt tiêm trong tuần này như Hóc Môn, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình. Đặc biệt là huyện Hóc Môn đã có sự cải thiện rõ rệt về số lượt tiêm qua từng ngày.

Hiện nay, huyện Củ Chi có số lượt tiêm cao nhất trong ngày với 1.717 lượt, tiếp đến là Hóc Môn, Bình Chánh, TP Thủ Đức với số mũi tiêm lần lượt là 1.459, 1.270 và 1.252 mũi.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ em, ngày 11/8, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM đã trực tiếp đến kiểm tra công tác tiêm chủng cho trẻ em trên địa bàn quận Tân Phú. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra tại điểm tiêm trường THCS Tôn Thất Tùng, điểm tổ chức tiêm được bố trí theo đúng quy trình một chiều, từ bàn tiếp đón, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm.

Tại điểm tiêm cũng chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị cấp cứu, đội cấp cứu lưu động, xe cấp cứu. Trong quá trình tiêm, nhân viên y tế đã tư vấn cho phụ huynh học sinh loại vaccine sử dụng, liều lượng và hướng dẫn theo dõi sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt những phản ứng bất thường về sức khỏe sau tiêm cần liên hệ với cán bộ y tế hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được xử lý kịp thời.

Điều đáng ghi nhận tại điểm tiêm của quận Tân Phú đó là quận Tân Phú đã triển khai 4 đội tiêm lưu động (3 bàn tiêm/đội) theo hình thức cuốn chiếu tại các trường học trên địa bàn và tiếp tục triển khai tổ chức tại 14 điểm tiêm cố định tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Đồng thời tổ chức các đội tiêm lưu động tại nhà để triển khai cho các đối tượng không thể di chuyển đến điểm tiêm.

Trước tình số lượt tiêm cho trẻ em chưa cải thiện rõ rệt theo yêu cầu, Sở Y tế TP.HCM đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo phải đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông cho phụ huynh, học sinh, vận động các bậc phụ huynh đưa con em tham gia tiêm vaccine để nâng cao miễn dịch cho trẻ em và cộng đồng, tiếp tục tăng số điểm tiêm tại các trường học.

Theo Sở Y tế TP.HCM, một giải pháp đặc biệt quan trọng và cần thiết đó là truyền thông đến từng phụ huynh về ý nghĩa quan trọng của tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.

Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và đào tạo đẩy mạnh triển khai và kiểm tra việc thực hiện nhắn tin về ý nghĩa và lợi ích của tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi đến từng phụ huynh học sinh, cả phụ huynh đã đồng thuận và chưa đồng thuận việc tiêm vaccine cho trẻ em.

Ngày 11/8, Bộ Y tế công bố 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp dưới 56% cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi là Đà Nẵng (40,2%); Quảng Nam (43,6%); Hà Tĩnh (48,4%); TP.HCM (49,2%) và Hà Nội (55,5%).


   Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992


Xem thêm: 

CTY TNHH CD EXIM

 

 

back-to-top.png