Vải không dệt - Nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế

Vải không dệt - Nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế

Tinh đến cuối năm 2020 và có thể đến hết năm 2021, nhu cầu trang bị khẩu trang  để bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh ngày càng tăng không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Chính vì thế, nhu cầu cung cấp máy móc, dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế ngày càng tăng. Đặc biệt là những doanh nghiệp có những đơn hàng xuất khẩu khẩu trang toàn cầu.

Để có được những sản phẩm khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng bộ y tế, thì những nguyên liệu làm khẩu trang y tế là vô cùng quan trọng. CDEXIM sẽ giới thiệu đến các bạn một trong những nguyên liệu chính để bạn có thể sản xuất khẩu trang đảm bảo chất lượng tốt nhất, đó chính là Vải không dệt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế tự động KZ0101 [130 cái/phút]

Vậy Vải không dệt là gì?

Vải không dệt là gì
Vải không dệt là gì

Vải không dệt - Tiếng Anh gọi là Non – woven fabric. Đây là loại vải được đặt tên dựa vào quy trình sản xuất đặc biệt của nó. Loại vải không dệt này không được tạo bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông bình thường mà nó được tổng hợp từ các hạt nhựa tổng hợp (Polypropylene).

Các loại hạt này sẽ được nung nóng chảy dưới nhiệt độ cao và được kéo thành sợi. Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà sản xuất sẽ cho thêm một số thành phần khác để phù hợp với sản phẩm mà họ mong muốn. Những sợi tổng hợp này sau đó được đem đi đục màng, sử dụng thêm dung môi hóa chất hoặc các máy cơ khí nhiệt học để liên kết chúng lại với nhau tạo thành những tấm vải nhẹ và xốp.

Tìm hiểu Nguồn gốc của vải không dệt

Theo một vài tài liệu nghiên cứu, loại vải không dệt được tạo ra một cách vô tình bởi những người khách lữ hành đi qua sa mạc. Vì sợ đau bàn chân nên họ đã đặt một búi len lên dép để giảm bớt sự đau đớn. Sau đó, các sợi được đan lại, cài vào với nhau tạo thành 1 cấu trúc vải do áp lực từ bàn chân khi di chuyển, độ ẩm và nhiệt độ cao trong không khí.

Vào thế kỉ 19, nước Anh lúc đấy là quốc gia đứng đầu trong sản xuất hàng dệt may. Trong quá trình dệt may, một số lượng lớn chất xơ đã bị lãng phí trong khi cắt. Việc này được phát hiện bởi kỹ sư dệt may Garnett. Từ đó, ông đã chế tạo ra một thiết bị đặc biệt dùng để cắt xơ bị thừa thành sợi, và dùng nó để làm ruột gối. Một thời gian sau, Garnett tìm hiểu và cải tiến chúng bằng cách kết dính chúng lại với nhau bằng keo dán.

04 loại vải không dệt phổ biến hiện nay:

  1. Vải không dệt S
    Vải không dệt S - "Spunbond Nonwovens", là một loại vải không dệt đ​ư​ợ​c tạ​o ra từ​ nguyên​ liệ​u chính PP ​có​ khả​ nă​ng phâ​n rã​ trong thời​ gian ngắ​n và thân thiện​ với môi​ trường.

  2. Vải không dệt SS
    Vải không dệt SS - "Spunbond + Spundond Nonwovens", là​ vải​ khô​ng dệ​t đ​ư​ợ​c nâ​ng cấ​p thêm bằng cách kết hợp 2 lớp​ vải​ khô​ng dệ​t S, có​ khả​ nă​ng chịu​ lự​c kéo​ tốt​ hơ​n và​ đ​ộ​ phân​ bố​ vải​ đ​ều​ hơ​n vải S.

  3. Vải không dệt SMS
    Vải không dệt SMS - "Spunbond + Meltblown + Spunbond Nonwovens", đó là một loại vải không dệt kết hợp được kết hợp từ hai lớp spunbond bên ngooài với một lớp không dệt bên trong meltblown.

  4. Vải không dệt SMMS
    Vải không dệt SMS - "Spunbond Nonwovens + Meltblown Nonwovens + Meltblown Nonwovens + Spunbond Nonwovens", đó là một loại vải không dệt kết hợp được kết hợp từ hai lớp spunbond bên ngooài với hai  lớp không dệt bên trong meltblown

>>> Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về Dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế 2021


Việc sử dụng khẩu trang ngày càng được mọi người ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để phòng chống dịch nhất thời. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng khẩu trang ngày càng tăng. 

Các doanh nghiệp làm khẩu trang y tế luôn muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất nhờ vào dây chuyền sản xuất khẩu trang chất lượng và hiệu quả. 

Để được tư vấn cách chọn máy làm khẩu trang, nguyên liệu nào phù hợp hay cách vận hành dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế của CDEXIM Quý khách có thể liên hệ ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 24/07 của chúng tôi: 0936 991 981 - 0901.565.992

CTY TNHH CD EXIM

back-to-top.png